Quy trình giám định y khoa do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Quy trình giám định y khoa để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy quy trình giám định thế nào? Hồ sơ, thủ tục thực hiện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.
Quy trình giám định y khoa do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Hồ sơ giám định y khoa do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được chia thành hồ sơ giám định lần đầu và hồ sơ giám định khi tái phát. Cụ thể, hồ sơ cho từng trường hợp được quy định như sau:
Hồ sơ giám định lần đầu |
Hồ sơ giám định tái phát |
|
Tai nạn lao động |
- Giấy giới thiệu do người sử dụng lao động cung cấp; - Biên bản Điều tra TNLD theo quy định. Trong trường hợp NLĐ bị tai nạ giao thông trên đường đi làm, đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thì cần có thêm Biên bản tai nạn giao thông (bản sao) - Bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở khám chữa bệnh cung cấp (phải do cơ sở cấp cứu cung cấp) - Bản sao giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế nếu điều trị nội trú. Nếu điều trị ngoại trú thì cần có giấy khám, điều trị hợp lệ. |
- Giấy đề nghị giám định tai nạn lao động; - Giấy giới thiệu của cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh; - Giấy tờ điều trị, thể hiện tình trạng vết thương tái phát như: giấy ra viện, giấy khám điều trị ngoại trú…. (bản sao) - Biên bản giám định y khoa lần đầu. |
Bệnh nghề nghiệp |
- Giấy giới thiệu do người sử dụng lao động cung cấp; - Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. |
- Giấy đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định; - Giấy giới thiệu của cơ quan BHXH cấp tỉnh; - Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định; - Giấy tờ điều trị, thể hiện tình trạng bệnh nghề nghiệp tái phát như: giấy ra viện, giấy khám điều trị ngoại trú…. (bản sao) - Biên bản Giám định Y khoa giám định lần trước (bản sao). |
NLĐ cần mang theo bản gốc để xuất trình khi giám định. Hội đồng giám định y khoa sẽ tiến hành đối chiếu, so sánh. |
Khi có tai nạn lao động xảy ra, NSDLĐ và NLĐ sẽ có trách nhiệm lập hồ sơ hoàn chính theo quy định pháp luật. Sau đó gửi hồ sơ giám định tới hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc trung ương. Nếu NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc thân nhân của NLĐ đang bị suy giảm khả năng lao động khám để được hưởng chế độ tử tuất hàng tháng, thì cơ quan BHXH cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm lập bộ hoàn sơ hoàn chỉnh. Sau đó, gửi bộ hồ sơ giám định y khoa đó hội đồng giám định y khoa.
NSDLĐ và NLĐ sẽ có trách nhiệm lập hồ sơ và gửi tới cơ quan có thẩm quyền
- Trong trường hợp NLĐ bị tái phát vết thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cả NLĐ và NSDLĐ có trách nhiệm lập hồ sơ, gửi hồ sơ tới cơ quan BHXH cấp tỉnh.
- Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan BHXH kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ. Sau đó giới thiệu NLĐ đến khám tại hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền, thường là hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc trung ương.
+ Đối với các trường hợp khám giám định lần đầu cho NLĐ hoặc thân nhân NLĐ khám để hưởng chế độ tử tuất hàng tháng, trường hợp giám định tái phát; khám giám định tổng hợp cho NLĐ của tỉnh, thành phố hoặc của các Bộ trực thuộc trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố nào sẽ do Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố đó đảm nhiệm.
+ Đối với các trường hợp khám giám định lần đầu cho NLĐ hoặc thân nhân NLĐ khám để hưởng chế độ tử tuất hàng tháng, trường hợp giám định tái phát; khám giám định tổng hợp cho NLĐ ở các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải quản lý do các Hội đồng GĐYK thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải đảm nhiệm.
NLĐ cần giám định y khoa kịp thời để đảm bảo quyền lợi
- Việc đánh giá mức độ suy giảm khả năng lao động được áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Đối tượng bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp cần giám định để thực hiện chế độ hưu trí và chế độ tử tuất áp dụng theo Bảng quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn mất sức lao động do bệnh tật.
+ Đối tượng bị bệnh nghề nghiệp áp dụng theo Bảng quy định về tiêu chuẩn mất sức lao động do bệnh nghề nghiệp.
- Phương pháp xác định mức suy giảm khả năng lao động được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
Trên đây là quy trình giám định y khoa do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Cả người lao động và NSDLĐ cần lưu ý để thực hiện đúng quy định, đảm bảo các quyền lợi chính đáng khi có tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
EFY Việt Nam