Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

[Giải đáp] Thời hạn bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp quy định ra sao?

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật?

Tai nạn lao động là một rủi ro mà người lao động có thể phải đối mặt trong quá trình làm việc. Mặc dù đã được trang bị các thiết bị bảo hộ nhưng trong vẫn xảy ra những vụ tai nạn lao động đáng tiếc. Khi người lao động không may bị tai nạn lao động, người lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định. Nhiều người thắc mắc người lao động bị tai nạn lao động có được hưởng đồng thời trợ cấp tai nạn lao động và trợ cấp người khuyết tật hay không?

1. Quy định về hưởng trợ cấp tai nạn lao động

Căn cứ theo quy định Điều 48 và Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động:

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật?

1.1 Trợ cấp một lần:

* Điều kiện: NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5 - 30%.

* Mức hưởng:

- Suy giảm 5% khả năng lao động: 5 x Mức lương cơ sở

(Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở);

Mức lương cơ sở từ 01/01/2023 – 30/06/2023: 1.490.000đ => Mức trợ cấp 1 lần đối với NLĐ bị suy giảm 5% khả năng lao động là: 5 x 1.490.000 = 7.450.000đ

Mức lương cơ sở từ 01/07/2023 trở đi: 1.800.000đ => Mức trợ cấp 1 lần đối với NLĐ bị suy giảm 5% khả năng lao động là: 5 x 1.800.000 = 9.000.000đ

- Ngoài mức trợ cấp nêu trên, NLĐ bị suy giảm khả năng lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ TNLĐ-BNN.

+ Dưới 1 năm thì được tính bằng 0,5 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng;

+ Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ, NLĐ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động (TNLĐ) hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp (BNN);

- Trường hợp NLĐ bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu NLĐ tham gia đóng vào quỹ TNLĐ-BNN hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

1.2 Trợ cấp hằng tháng:

- Điều kiện: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

- Mức hưởng:

- NLĐ suy giảm 31% khả năng lao động: 30% x Mức lương cơ sở

(Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở);

- Ngoài mức trợ cấp nêu hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ TNLĐ-BNN.

+ Dưới 1 năm thì được tính bằng 0,5%;

+ Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ TNLĐ-BNN của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp;

- Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính trong tháng đó.

- Việc tạm dừng hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội;

Hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 Luật Bảo hiểm xã hội.

Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội thì cơ quan BHXH phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do về việc tạm dừng; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan BHXH nơi đang hưởng.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp 1 lần; mức trợ cấp 1 lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng.

Hồ sơ, trình tự giải quyết trợ cấp 1 lần thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 109 và khoản 4 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội.

- Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Quy định về chế độ trợ cấp cho người khuyết tật

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật?

Căn cứ theo Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng. Theo đó, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội

- Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Các khoản trợ cấp:

Tại khoản 1 Điều 45 Luật Người khuyết tật 2010, nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:

+ Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;

+ Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;

+ Mua thẻ BHYT;

+ Mua thuốc chữa bệnh thông thường;

+ Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;

+ Mai táng khi chết;

+ Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.

- Người khuyết tật nặng.

3. Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật?

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật?

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật Người khuyết tật, người khuyết tật đang hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng thì không được hưởng chính sách bảo trợ xã hội.

Như vậy, người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì sẽ không được hưởng trợ cấp người khuyết tật theo quy định.

Trên đây là chi tiết giải đáp về vấn đề bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp giải đáp những vướng mắc mà bạn đọc đang gặp phải.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142  Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Quy trình giám định y khoa do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo quy định mới nhất

Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

HaTT

Tin tức liên quan
Đang tải...