Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo quy định mới nhất
Những rủi ro, tai nạn là những điều không mong muốn nhưng lại có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong công việc. Trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp NLĐ sẽ được hưởng những quyền lợi, chế độ gì? Hãy cùng EFY Việt Nam tìm hiểu về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp qua bài viết sau.
Trước khi tìm hiểu chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chúng ta cần hiểu về khái niệm này. Theo quy định tại Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động được hiểu là những tai nạn làm tổn thương cho bất cứ bộ phận hay chức nâng nào của cơ thể, thậm chí là gây tử vong cho NLĐ. Những tai nạn này xảy ra trong quá trình NLĐ làm việc, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ.
Có thể thấy, tan nạn lao động là những tai nạn xảy ra khi thực hiện công việc. Đây là những rủi ro không thể lường trước. Vì thế, NLĐ cần hiểu rõ khái niệm này để đảm bảo các quyền lợi của mình.
Đối tượng áp dụng chế độ tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của luật hiện hành bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động (giao kết bằng văn bản) có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân thuộc lực lượng công an, quân đội hoặc những người làm trong các tổ chức cơ yếu của chính phủ
- Quân nhân chuyên nghiệp của quân đội Nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan….
- Những người phục vụ công an, quân đội có thời hạn, người làm các công tác cơ yếu và được hưởng lương như quân nhân.
- Học viên đang theo học tại các trường công an, quân đội
- Người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã và có hưởng tiền lương;
Mức hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định ra sao?
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (trường hợp này yêu cầu văn bản theo yêu cầu từ đơn vị)
+ Trên tuyến đường đi từ nơi làm về nhà và về từ nhà đến nơi làm việc. Việc di chuyển phải được thực hiện trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên bị tai nạn
Tuy nhiên, NLĐ sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Bị tai nạn do mâu thuẫn giữa người bị tai nạn lao động và người gây ra tai nạn, không liên quan đến việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động theo quy định.
- NLĐ cố tình, cố ý hủy hoại bản thân
- Do NLĐ sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện theo quy định của pháp luật.
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ lao động thương binh – xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh
Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định
- Sau khi thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định
- Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Những người vừa bị tổn thương do tai nạn lao động hoặc vừa bị bệnh nghề nghiệp
- Bị tai nạn lao động nhiều lần
- Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
- Điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần: NLĐ bị TNLĐ – BNN, suy giảm khả năng lao động từ 5% -30%.
- Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng: NLĐ bị TNLĐ – BNN, suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
- Điều kiện hưởng trợ cấp phục vụ: NLĐ bị TNLĐ – BNN, suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần.
NLĐ có thể hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng theo các thời điểm sau:
- Tính từ tháng người NLĐ đã điều trị xong, được xuất viện với trường hợp điều trị nội trú hoặc tháng có kết luận giám định với trường hợp không điều trị nội trú.
- Trường hợp không xác định được thời điểm điều trị xong hoặc xuất viện thì tính từ tháng có kết luận của hội đồng y khoa.
- Trường hợp NLĐ bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động là bị nhiễm HIV/AIDS thì tính từ tháng được cấp giấy chứng nhận nhiễm HIV/AIDS.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về điều kiện để được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tai nạn lao động là những rủi ro không ai mong muốn. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ các quy định, điều kiện để đảm bảo các quyền lợi của mình khi có sự cố không may xảy ra nhé.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms. Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
EFY Việt Nam