Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Hướng dẫn kê khai bảo hiểm xã hội điện tử

  • Hướng dẫn kê khai hồ sơ Giải quyết hưởng chế độ ốm đau trên phần mềm EFY-eBHXH
  • HƯỚNG DẪN KÊ KHAI CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU THÔNG THƯỜNG TRÊN PHẦN MỀM EFY-eBHXH

    Bước 1: Đơn vị Đăng nhập vào phần mềm, chọn mục “Kê Khai” hồ sơ kê khai đơn vị khai bên “Giao dịch điện tử” Chọn hồ sơ Giải quyết hưởng chế độ ốm đau ( thủ tục 630a), và ấn nút “Lập tờ khai” bên góc phải trên cùng màn hình

    Bước 2: Vào bên trong hồ sơ kê khai, đơn vị “tích tên NLĐ” bên phía tay trái chọn “Phần I” mục  “Bản thân ốm thường”.

    Lưu ý: Kê khai Phần 1 là đối với Hồ sơ mới phát sinh Phần 2 là Đối với Hồ sơ đề nghị điều chỉnh số đã được giải quyết ( Hồ sơ gửi đi được duyệt và đã Hưởng tiền, sau phát hiện sai sót cần điều chỉnh lại đơn vị kê khai vào Phần 2).

     

    Bước 3: Điền các trường thông tin yêu cầu trên lưới kê khai

     Cột (5) Nghỉ hàng tuần: Đơn vị tích chọn ngày nghỉ hàng tuần tại đơn vị

    Cột (7.1) Từ ngày: Đơn vị điền ngày/tháng/năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ.

    Cột (7.2): Đến ngày: Đơn vị điền ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ.

    Cột (7.3) Tổng Số: Đơn vị điền Tổng số ngày người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết (Lưu ý:

    không tính ngày nghỉ hàng tuần tại đơn vị, chỉ tính ngày làm việc thực tế)

    Cột (7.4) Từ ngày đơn vị đề nghị hưởng: Đơn vị điền ngày/ tháng /năm đầu tiên NLĐ xin nghỉ tại đơn vị.

    Cột (9.2): Kê khai tên bệnh.

    Cột (C.1) Hình thức nhận: Đơn vị tích chọn:

    - Nếu Tích chọn “Chi trả qua đơn vị” thì trên cùng màn hình ô Số hiệu tài khoản đơn vị điền số tài khoản của đơn vị Mở Tại Ngân hàng…Chi Nhánh… để trống cột (C.2) (C.3) (C.4)

    - Nếu Tích chọn “ Chi trả qua ATM” thì đơn vị điền số tài khoản của người lao động vào cột (C.2), (C.3), (C.4). Để trống thống tin ô số hiệu tài khoản đơn vị ở trên cùng màn hình.

    Đơn vị Kê khai điền hết thông tin yêu cầu xong ấn “ Ghi lại’ tiếp theo ấn “Xuất Tờ khai’ và đơn vị cắm “Chữ kí số” ấn “Nộp tờ khai

    Lưu Ý: Nộp tờ khai thành công đơn vị gửi kèm theo luôn “hồ sơ giấy” lên cơ quan bảo hiểm bằng đường bưu điện. Để bảo hiểm nhận được hồ sơ điện tử và hồ sơ giấy cùng lúc để giải quyết.

    Trên đây là các bước kê khai hồ sơ online đối với hồ sơ Giải quyết hưởng chế độ ốm đau. Hãy thực hiện đúng và đầy đủ các bước theo quy định để việc nộp hồ sơ thành công nhé. Nếu có bất cứ khó khăn nào hãy liên hệ với EFY Việt Nam để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.

    Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 (miền Bắc) hoặc 19006139 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

  • Hướng dẫn sửa lỗi: Mã vùng lương tối thiểu không được để trống.
  • Đơn  vị nộp hồ sơ báo lỗi :” Dữ liệu đầu vào không hợp lệ: Mã vùng lương tối thiểu không được để trống” , đơn vị thực hiện sửa như sau:


    - Đơn vị “Đăng nhập vào phần mềm, vào phần  Quản trị “ , bấm  nút Thay đổi thông tin” bên phải góc bên trên màn hình.


    - Trong bảng “Thay đổi thông tin đơn vị , đơn vị thực hiện chọn các ô sau :

    + cột Vùng: Chọn vùng tương ứng với địa bàn nơi đơn vị tham gia BHXH

    + Cột phương thức đóng : Chọn đúng phương thức đóng của đơn vị

    + Cột đăng ký nhận kết quả : lựa chọn nơi nhận kết quả

    Bấm vào ô “ Chọn chứng thư số”, chọn chữ ký số đúng tên đơn vị và thời hạn, bấm “Thay đổi” . Đơn vị thực hiện chọn chữ ký số 1 lần nữa và nhập mã pin .
    Phần mềm báo “
    Thay đổi thông tin tài khoản thành công, vui lòng chờ BHXH xử lý để nhận được mail xác nhận của BHXH Việt Nam” ,đơn vị nhận được email xác nhận đã thay đổi thông tin thành công và thực hiện gửi lại hồ sơ.

  • Quy trình kê khai thông tin học sinh/sinh viên
  • 1. Sao lưu dữ liệu NTG trên phần mềm.

    Thao tác: Vào quản trị => chọn dữ liệu NTG => Xuất file excel => Xuất file excel NTG trên phần mềm để lưu lại.

    2. Lên lớp đối với dữ liệu NTG năm trước

    Thao tác: Vào quản trị => Chọn chức năng lên lớp.

    Lưu ý:

    - Lên lớp đồng loạt.

    - Nếu không lên lớp đồng loạt thì lên lớp từng khối. Lên lớp đối với những khối lớp cao trước.

    3. Các bước kê khai

    3.1 Bản V2: Phần mềm trên PC.

    Bước 1: Lấy file mẫu excel.

    Vào phần mềm, chọn mã thủ tục 603 => lập tờ khai => lấy file mẫu excel để kê khai thông tin.

    Bước 2: Kê khai trên file mẫu.

    Tải file mẫu D03-TS-HSSV tại đây

    Những trường thông tin bắt buộc trên file mẫu bao gồm những cột thông tin: Cột Phương án,họ tên, mã số BHXH, số thẻ BHYT, ngày sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, lớp, nơi KCB ban đầu, kê khai nơi cấp giấy khai sinh đối với những học sinh chưa có mã số BHXH, địa chỉ nhận hồ sơ.

    Bước 3: Nạp dữ liệu từ file mẫu. Sau khi kê khai xong trên file mẫu thì lưu lại và đóng file mẫu lại rồi quay lại phần mềm chọn chức năng nạp dữ liệu từ file mẫu và hoàn thiện thông tin trên phần mềm.

    Lưu lý: đơn vị không thực hiện xuất file ecxel để hoàn thiện file. Tất cả thông tin cần điền đơn vị thực hiện kê khai trực tiếp trên phần mềm.

    3.2 Trên phần mềm bản V3: bản web - áp dụng đối với các đơn vị thuộc Quận Nam Từ Liêm và Quận Bắc Từ Liêm.

    Bước 1: Lập tờ khai và lấy file mẫu excel.

    Vào trang web: ebhxh.efy.com.vn và đăng nhập => Hồ sơ kê khai => Lập tờ khai => Chọn thủ tục 603. Chọn chức năng lấy file mẫu => file trắng.

    Bước 2: Kê khai trên file mẫu excel.

    Tải file mẫu EYTEST4_603-3 tại đây

    - Trên sheet D03-TS: kê khai cột thông tin STT, Hình thức báo tăng, lớp, họ tên, giới tính, mã số BHXH, ngày sinh, mã thẻ BHYT, nơi KCB, phương án tăng.

    - Trên sheet TK1:kê khai dân tộc, quốc tịch của học sinh theo đúng STT trên sheet D03-TS kê khai nơi cấp giấy khai sinh đối với những học sinh chưa có mã số BHXH, địa chỉ nhận hồ sơ.

    Bước 3: Nạp dữ liệu từ file mẫu. Sau khi kê khai xong trên file mẫu thì lưu lại file mẫu lại rồi quay lại phần mềm chọn chức năng nạp dữ liệu từ file mẫu và hoàn thiện thông tin trên phần mềm.

  • Thủ tục hồ sơ giảm mức đóng BHXH vào Quỹ TNLĐ-BNN bằng 0% đến 30/06/2022
  • Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã và đang tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Ngày 08/07/2021, BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 1988/BHXH-TST về việc triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn bởi dịch Covid-19. Vì vậy, EFY Việt Nam hướng dẫn các đơn vị kê khai hồ sơ Giảm tham gia tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên phần mềm EFY-eBHXH.

    Đối tượng hỗ trợ

    - Người sử dụng lao động đóng vào Quỹ TNLĐ, BNN cho NLĐ thuộc đối tượng áp dụng chế độ TNLĐ, BNN theo quy định (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, NLĐ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ NSNN).

    - Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm mức đóng vào Quỹ TNLĐ, BNN cho NLĐ phòng, chống Covid-19.

    Mức đóng và thời gian áp dụng mức đóng vào Quỹ TNLĐ, BNN

    - Mức đóng: Bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

    - Thời gian áp dụng: 12 tháng, từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.

    - Mức đóng hiện nay theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP,quy định như sau:

    + Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH;

    + Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện quy định, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận.

    Thủ tục, hồ sơ

    - Đối với các đơn vị đủ điều kiện giảm mức đóng BHXH vào quỹ TNLĐ-BNN thì không cần làm hồ sơ gửi lên cơ quan BHXH;

    - Đối với những đơn vị đủ điều kiện giảm vào quỹ TNLĐ-BNN thì làm hồ sơ theo thủ tục 600e gửi lên BHXH (mẫu D02-LT và đính kèm văn bản đề nghị);

    - Thủ tục hồ sơ gồm có:

    + Mẫu D02-LT điện tử;

    + Mẫu D01-TS điện tử (nếu có);

    + File đính kèm: Văn bản đề nghị.

    Các bước kê khai hồ sơ điện tử

    Bước 1: Sau khi đăng nhập vào phần mềm EFY-eBHXH, người dùng chọn menu Kê khai.

    Bước 2: Chọn thủ tục Giảm tham gia tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (mã thủ tục 600e)

    - Phương án: GL_ Giảm tham gia TNLĐ, BNN:

    Bước 3: Chọn chức năng Lập tờ khai

    Để kê khai hồ sơ mới, đơn vị chọn chức năng Lập tờ khai.

    Trường hợp đã ghi tạm hồ sơ kê khai trước đó, đơn vị chọn Sửa để thực hiện hiện kê khai tiếp.

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210713163320-1.jpeg

    Bước 4: Kê khai trên lưới D02-LT

    - Bên danh sách người lao động (NLĐ) của đơn vị, tích chọn NLĐ cần kê khai

    - Chọn Giảm BHTNLĐ-BNN để tên NLĐ nhảy sang màn hình kê khai D02-LT

    - Nhập tháng/năm đơn vị đề nghị tại cột Từ tháng/năm

    - Chọn phương án GL – Giảm tham gia TNLĐ, BNN

    - Nhập Số và Ngày ký của Quyết định/Văn bản chứng minh xác nhận đủ điều kiện giảm tham gia TNLĐ-BNN

    Phần mềm đang để ghi chú mặc định là Giảm BHTNLĐ BNN theo văn bản số…tháng năm…, đơn vị có thể sửa ghi chú cho phù hợp (nếu muốn).

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210713163320-2.jpeg

    Lưu ý: Đối với các hồ sơ báo giảm chậm muộn thì Phần mềm phát sinh bảng kê thông tin (mẫu D01-TS), khi phát sinh mẫu D01-TS đơn vị chuyển qua tab bảng kê thông tin để kê khai các thông tin văn bản xác nhận đầy đủ.

    Bước 5: Xuất tờ khai để Nộp tờ khai như bình thường.

    Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 (miền Bắc) hoặc 19006139 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

  • Hướng dẫn kê khai hồ sơ báo tăng lao động mới nhất trên phần mềm EFY- eBHXH
  • HƯỚNG DẪN KÊ KHAI BÁO TĂNG LAO ĐỘNG TRÊN PHẦN MỀM EFY

    Bước 1: Chọn mục “Kê khai” → Chọn “ Báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH,BHYT,BHTN,BHTNLĐ,BNN” → ấn “Lập Tờ Khai

     Bước 3: Người lao động chưa có thông tin kê khai trên Phần mềm đơn vị ấn dấu + để thêm thông tin.
     Trên “Cập nhật thông tin người lao động”: Anh/chị điền đầy đủ thông tin vào nhưng ô dấu sao đỏ sau đó ấn “Ghi” để lưu thông tin NLĐ trên phần mềm

     Lưu ý:- Người lao động có sổ BHXH rồi đơn vị điền thông tin vào ô SỐ SỔ BHXH là thông tin in trên sổ. Ô mã số BHXH để trống.

    - Kê khai thêm thông tin số điện thoại của người lao động.

    Sheet Thành Viên Hộ gia đình: Đơn vị Kê khai đầy đủ thông tin thành viên hộ gia đình có trong sổ hộ khẩu/sổ tạm trú của NLĐ.

    Bước 4: Người lao động sau khi được thêm vào phần mềm sẽ hiển thị danh sách thông tin bên phía trái màn hình

    Tích chọn tên NLĐ trên danh sách bên trái  → Chọn Báo Tăng lao động (thông tin NLĐ sẽ chuyển sang lưới kê khai) → Đơn vị ấn “ Kiểm tra mã số BHXH”

    TH1: Nếu kiểm tra ra mã số BHXH trùng với số sổ BHXH  để lại mã số.

    TH2: Kiểm tra ra mã số KHÔNG trùng với số sổ BHXH  “Xóa” mã số BHXH vừa kiểm tra ra đó đi.

    TH3: Nếu người lao động chưa có sổ BHXH mà ấn kiểm tra ra được mã số BHXH  ấn “Xóa” mã số BHXH vừa kiểm tra ra đó đi để hiển thị thông tin Phụ lục thành viên hộ gia đình.

      

    Cột (27.1) Tháng năm bắt đầu: Điền tháng đơn vị muốn tang đóng cho Người lao động

    Cột (28) Phương Án: Tích chọn phương án tùy theo trường hợp tăng đóng tại đơn vị.

    Lưu ý:
    TD: Tăng đến đã có sổ BHXH, di chuyển trong địa bàn tỉnh ( Trước đó Đơn vị đóng BHXH cho NLĐ cùng tỉnh với đơn vị mình đang đóng ).

    TC: Tăng đến đã có sổ BHXH, di chuyển từ tỉnh khác đến ( Trước đó Đơn vị đóng BHXH cho NLĐ khác tỉnh với đơn vị mình đang đóng ).

    Sheet Thành Viên Hộ gia đình: Đơn vị Kê khai đầy đủ thông tin thành viên hộ gia đình có trong sổ hộ khẩu của NLĐ.

    Sau khi Điền hết thông tin báo đỏ trên phần mềm ấn “ghi lại” → chọn  “ Xuất Tờ Khai

                   

    Lưu ý: Đơn vị làm hồ sơ chậm muộn từ 1 tháng trở lên sẽ phát sinh bảng kê hồ sơ ( Tờ khai D01-TS).

    Dòng 1, Cột (8) Ngày văn bản có hiệu lực: Là ngày hợp đồng lao động có hiệu lực.

    Dòng 2, Ngày ban hành: là ngày kí bảng lương. (tháng muốn đóng BHXH cho NLĐ do báo muộn)

                  Ngày văn bản có hiệu lực: Là ngày trả lương nhân viên (tháng muốn đóng BHXH cho NLĐ do báo muộn)

    Sau khi Điền hết thông tin báo đỏ trên phần mềm ấn “ghi lại” → chọn  “ Xuất Tờ Khai

    (Ấn “ Xem” để xem lại tờ khai trước khi nộp tờ khai.)

    Đơn vị cắm USB token Ký số vào máy → Ấn “ Nộp tờ khai” → Chọn Chữ kí số → ấn “OK” → nhập “ mã pin Token” → ấn “ Enter ” → “ Nộp tờ khai thành công ” → Đơn vị chờ nhận kết quả giải quyết qua mail đã đăng kí để theo dõi hồ sơ.

     

    Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 (miền Bắc) hoặc 19006139 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

  • Hướng dẫn kê khai hồ sơ báo giảm BHXH cho lao động mới nhất trên phần mềm EFY-eBHXH
  • HƯỚNG DẪN THỦ TỤC BÁO GIẢM BHXH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN PHẦN MỀM EFY

    Hồ sơ báo giảm bhxh thế nào? Đây là vấn đề được rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm. Để báo giảm bhxh dành cho người lao động trên phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử EFY, bạn cần thực hiện các bước dưới đây.

    Các bước báo giảm BHXH cho NLĐ trên phần mềm EFY

    Lưu ý: Các bước báo giảm BHXH dưới đây dành cho nhóm đối tượng tham gia BHXH,  BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

    Bước 1: Đơn vị Đăng nhập vào phần mềm → chọn “Kê Khai” → “Báo tăng,báo giảm,điều chỉnh đóng BHXH,BHYT,BHTN,BHTNLĐ,BNN ấn  “Lập tờ khai”.

    Sau khi lập tờ khai thì chuyển sang sheet "D02-LT GIAM" để kê khai hồ sơ báo giảm lao động.


    Bước 2: Trong hồ sơ kê khai , đơn vị “tích chọn một hoặc nhiều NLĐở danh sách bên trái→ chọn “giảm lao động ”.

    Lưu ý: Nếu thông tin NLĐ chưa có trong danh sách, Đơn vị ấn vào dấu + bên tay trái góc trên cùng để thêm thông tin → Điền hết thông tin ô dấu sao đỏ → ấn GhiTích tên NLĐ → chọn “giảm lao động”.

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210628163222-2.jpeg

    Bước 3: Trên lưới kê khai (biểu mẫu D02-LT), Đơn vị điền hết thông tin những ô báo đỏ.

    3 thời điểm kê khai, báo giảm BHXH

    Thời điểm kê khai, báo giảm BHXH gồm 3 thời gian sau:

    TRƯỜNG HỢP 1: Đơn vị “báo giảm BHXH trước tháng phát sinh”

    Ví dụ với phương án GH (giảm hẳn), KL( Không lương),OF ( Nghỉ ốm)… sẽ không bị truy thu BHYT.

    - Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ

    - Cột (25) Phương Án: Tích chọn phương án giảm tùy theo trường hợp giảm tại đơn vị.

    - Cột (27.1) Số: Điền số quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

    - Cột (27.2) Ngày kí: Điền ngày kí quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

    Lưu ý 1: Đối với hồ sơ báo giảm BHXH cho lao động nghỉ thai sản,  đơn vị ghi rõ vào cột (28) ghi chú như sau: Nghỉ thai sản từ ngày/tháng/năm… Sinh con ngày/ tháng/ năm (Nếu chưa sinh con ghi chưa sinh).

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210628163222-3.jpeg
    Lưu ý 2: Riêng các đơn vị thuộc địa bàn Hà Nội và HCM hiện nay hướng dẫn nhập như sau:

    Cột (24.1) tháng năm bắt đầu là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ

    - Cột (24.2) tháng năm kết thúc là tháng muốn báo giảm.

    VD: Kỳ kê khai tháng 6/2021 đơn vị muốn báo giảm LĐ trước tháng cho tháng 7/2021 Thì đơn vị điền  Cột (24.1) là 07/2021

    - Cột (24.2) là 07/2021

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210628163222-4.jpeg

    Đơn vị chú ý nhập theo hướng dẫn của cán bộ BHXH quận/huyện quản lí đơn vị yêu cầu trên địa bàn Hà Nội và HCM.

    Đơn vị điền hết thông tin vào những ô dấu báo đỏ trên phần mềm ấn ‘Ghi lại” → ấn “Xuất tờ khai” → cắm CKS vào ấn “Nộp tờ khai”

    TRƯỜNG HỢP 2: Đơn vị “báo giảm BHXH đúng tháng phát sinh

    Ví dụ phương án TS (nghỉ Thai sản).

    Hãy lưu ý, đối với những Phương án như GH(giảm hẳn), KL(không lương), OF(nghỉ ốm) sẽ phát sinh truy thu BHYT.

    Mục I-1: Bảo hiểm y tế:

    - Cột (24.1) Tháng, năm bắt đầu: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ

    - Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ

    Mục II-1: Lao động:

    - Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ (là tháng hiện tại kê khai hồ sơ)

    - Cột (25) Phương Án: Tích chọn phương án giảm tùy theo trường hợp giảm tại đơn vị.

    - Cột (27.1) Số: Điền số quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

    - Cột (27.2) Ngày kí: Điền ngày kí quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

    Lưu ý 1: Đối với hồ sơ báo giảm nghỉ thai sản đơn vị ghi rõ vào cột ghi chú như sau: Nghỉ thai sản từ ngày/tháng/năm… Sinh con ngày/tháng/ năm (Nếu chưa sinh con ghi chưa sinh).

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210628163222-5.jpeg

    Lưu ý 2: Riêng các đơn vị thuộc địa bàn Hà Nội và HCM hiện nay hướng dẫn nhập như sau:

    Mục I-1: Bảo hiểm y tế:

    - Cột (24.1) Tháng, năm bắt đầu: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ.

    - Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ.

     Mục II-1 Lao Động:

    - Cột (24.1) tháng năm bắt đầu là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ.

    - Cột (24.2) tháng năm kết thúc là tháng hiện tại kê khai hồ sơ.

    - Cột (25) Phương Án: Tích chọn phương án giảm tùy theo trường hợp giảm tại đơn vị.

    - Cột (27.1) Số: Điền số quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

    - Cột (27.2) Ngày kí: Điền ngày kí quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210628163222-6.jpeg

    Đơn vị chú ý nhập hồ sơ báo giảm BHXH theo hướng dẫn của cán bộ BHXH quận /huyện quản lí đơn vị yêu cầu trên địa bàn Hà Nội và HCM.

    Đơn vị điền hết thông tin vào những ô dấu báo đỏ trên phần mềm ấn ‘Ghi lại” → ấn “Xuất tờ khai” → cắm CKS vào ấn “Nộp tờ khai”

    TRƯỜNG HỢP 3: Đơn vị ‘Báo giảm BHXH Chậm muộn từ 1 tháng trở lên

    Trường hợp này, đơn vị sẽ bị “truy thu BHYT” đến thời điểm hiện tại làm hồ sơ và phát Sinh “bảng kê hồ sơ D01-TS

    Mục I-1: Bảo hiểm y tế:

    - Cột (24.1) Tháng, năm bắt đầu: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ.

    - Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ.
    Mục II-1: Lao động:

    - Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ

    - Cột (25) Phương Án: Tích chọn phương án giảm tùy theo trường hợp giảm

    - Cột (27.1) Số: Điền số quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

    - Cột (27.2) Ngày kí: Điền ngày kí quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

    Lưu ý 1: Đối với hồ sơ báo giảm nghỉ thai sản đơn vị ghi rõ vào cột ghi chú như sau: Nghỉ thai sản từ ngày/tháng/năm… Sinh con ngày/ tháng/năm (Nếu chưa sinh con ghi chưa sinh).

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210628163222-7.jpeg

    Lưu ý 2: Riêng các đơn vị thuộc địa bàn Hà NộiHCM hiện nay hướng dẫn nhập như sau:

    Mục I-1: Bảo hiểm y tế:

    - Cột (24.1) Tháng, năm bắt đầu: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ.

    - Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ

     Mục II-1 Lao Động:

    - Cột (24.1) tháng năm bắt đầu là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ.

    - Cột (24.2) tháng năm kết thúc là tháng hiện tại kê khai hồ sơ.

    - Cột (25) Phương Án: Tích chọn phương án giảm tùy theo trường hợp giảm.

    - Cột (27.1) Số: Điền số quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

    - Cột (27.2) Ngày kí: Điền ngày kí quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210628163222-8.jpeg

    Bảng kê hồ sơ D01-TS:

    Dòng 1:

    - Cột (5) Tên loại văn bản: 

    1, Hồ sơ báo giảm hẳn → kê quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

    2, Hồ sơ giảm thai sản, nghỉ ốm → kê Giấy khai sinh/giấy chứng sinh của con (thai sản): Giấy ra viện (Ốm đau)

    - Cột (6) Số hiệu văn bản: Số hiệu của loại văn bản kê tại cột (5)

    - Cột (7) Ngày ban hành:Ngày ban hành văn bản trên

    - Cột (8) Ngày có hiệu lực: Ngày có hiệu lực văn bản trên

    - Cột (9) Cơ quan ban hành: Cơ quan ban hành văn bản

    - Cột (10) Trích yếu văn bản: là Tên loại văn bản

    - Cột (11) Trích lược nội dung cần thẩm định: “Truy giảm Nguyễn Thị B,…. Nghỉ từ tháng….”

    Dòng 2:

    - Cột (7) Ngày ban hành: Là ngày ban hành bảng lương ( bảng lương tháng báo giảm chậm muộn)

    - Cột(8) Ngày văn bản có hiệu lực: Là ngày có hiệu lực bảng lương ( bảng lương tháng báo giảm chậm muộn)

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210628163222-9.jpeg

    - Đơn vị điền hết thông tin vào những ô dấu báo đỏ trên phần mềm ấn ‘Ghi lại”→ấn “Xuất tờ khai”→cắm CKS vào ấn “Nộp tờ khai”

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210628163222-10.jpeg

    Trên đây là các bước thực hiện báo giảm BHXH cho người lao động trên phần mềm EFY-eBHXH và 3 thời điểm làm hồ sơ báo giảm BHXH và các quy định cụ thể. Đơn vị cần lưu ý để thực hiện đúng và đủ các bước theo quy định.


    Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 (miền Bắc) hoặc 19006139 (Miền Nam).

     

  • Hướng dẫn kê khai hồ sơ điều chỉnh chức danh, mức đóng trên phần mềm EFY- eBHXH
  • HƯỚNG DẪN KÊ KHAI HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH CHỨC DANH, MỨC ĐÓNG
    (Tải file PDF hướng dẫn tại ĐÂY )

    Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm. Vào phần " Kê khai" Chọn hồ sơ " Điều chỉnh chức danh mức đóng" rồi lập tờ khai.

    Sau khi lập tờ khai chọn sheet "D02-LT DIEUCHINH" để kê khai hồ sơ điều chỉnh.

    Chọn tên NLĐ cần làm điều chỉnh ( Có thể chọn cùng lúc nhiều người để làm cùng 1 hồ sơ)

    Điền những thông tin thay đổi tương ứng liên quan đến mức đóng mới của NLĐ vào những trường thông tin báo đỏ:"Tiền lương mức đóng mới"

    Trường hợp thay đổi chức danh thì sửa lại thông tin: " Cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề"

    Lưu ý: Trường hợp NLĐ vừa thay đổi chức danh vừa thay đổi mức đóng thì chọn vào mục “ Tăng mức đóng” và điền thông tin chức danh mới vào cột “ Cấp bậc , chức vụ, chức danh nghề” , Điền thông tin mức lương mới.

    Cột ghi chú thì ghi rõ: “ Điều chỉnh chức danh theo quyết định số:….., ngày ký; Điều chỉnh mức đóng theo số quyết định…., ngày ký……

    Trường hợp làm hồ sơ điều chỉnh chức danh, mức đóng của những tháng trong quá khứ thì hệ thống phát sinh Bảng kê hồ sơ ( D01-TS)

    Bên tab Bảng kê hồ sơ thì điền thông tin ở những ô báo đỏ.

    Sau khi kê khai xong thông tin thì ấn " Ghi lại" sau đó ấn " Xuất tờ khai"

    Sau khi " Xuất tờ khai" xong thì cắm chữ ký số ấn " Nộp tờ khai"

    Trên đây là hướng dẫn kê khai hồ sơ " Điều chỉnh chức danh, mức đóng" trên phần mềm EFY.

    Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 (miền Bắc) hoặc 19006139 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

  • Hướng dẫn kê khai hồ sơ thai sản cho lao động nữ nghỉ sinh con trên phần mềm EFY-eBHXH
  • Hướng dẫn kê khai hồ sơ thai sản cho lao động nữ sinh con trên phần mềm EFY-eBHXH

    Bước 1: Đơn vị Đăng nhập vào phần mềm, chọn mục “Kê Khai” chọn hồ sơ "Xét duyệt chế độ thai sản, và ấn nút “Lập tờ khai” .

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210624165825-1.png

    Bước 2: Bên trong hồ sơ kê khai, đơn vị “tích tên NLĐ” bên phía tay trái chọn “Phần I” mục 3 “Sinh con” >> “Trường hợp thông thường”.

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210624165825-2.png

    Bước 3: Điền các trường thông tin yêu cầu trên lưới kê khai.

    Cột (6.2): “Từ ngày” Đơn vị điền ngày/tháng/năm đầu tiên NLĐ nghỉ thực tế.

    Cột (6.3): “Đến ngày” Đơn vị điền ngày/tháng/năm cuối cùng NLĐ nghỉ thực tế.

    Cột (6.4): “Tổng số” Đơn vị điền tổng số ngày NLĐ nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết ( bao gồm cả ngày nghỉ hàng tuần và nghỉ lễ).

    Cột (7): “Từ ngày đơn vị đề nghị hưởng” Đơn vị điền ngày/tháng/năm đầu tiên đơn vị đề nghị cho NLĐ nghỉ hưởng.

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210624165825-3.png

    Cột (10.4): “Ngày sinh của con” Đơn vị điền ngày/tháng/năm NLĐ sinh con.

    Cột (10.5): “Số con” Đơn vị điền số con được sinh trong kỳ được giải quyết.

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210624165825-4.png

    Cột (C.1): “ Hình thức nhận” Đơn vị tích chọn.

    - Nếu chọn “Chi trả qua đơn vị” thì trên cùng màn hình ô Số hiệu tài khoản đơn vị điền số tài khoản của đơn vị Mở Tại Ngân hàng…Chi Nhánh… để trống cột (C.2) (C.3) (C.4)

    - Nếu Tích chọn “ Chi trả qua ATM” thì đơn vị điền số tài khoản của người lao động vào cột (C.2), (C.3), (C.4). Để trống thống tin ô số hiệu tài khoản đơn vị ở trên cùng màn hình.

    Cột (D): “Phương án” Đơn vị tích chọn phương án tùy theo trường hợp sinh con của người lao động.

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210624165825-5.png

    Bước 4: Đơn vị tích “ gửi kèm hồ sơ giấy”

    Đơn vị kê khai điền hết thông tin yêu cầu xong ấn “ Ghi lại’ tiếp theo ấn “Xuất Tờ khai’ và đơn vị cắm “Chữ kí số” ấn “Nộp tờ khai

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image-20210624165825-6.png

    Lưu ý: Nộp tờ khai thành công đơn vị gửi luôn “hồ sơ giấy” lên cơ quan bảo hiểm qua đường bưu điện, bảo hiểm nhận được hồ sơ điện tử và hồ sơ giấy để giải quyết.

    Hồ sơ giấy bao gồm: Giấy khai sinh/giấy chứng sinh/trích lục khai sinh.

    Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 (miền Bắc) hoặc 19006139 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

  • Hướng dẫn kê khai chế độ thai sản cho chồng nghỉ khi vợ sinh trên EFY-eBHXH
  • Bước 1: Đơn vị Đăng nhập vào phần mềm, chọn mục “Kê Khai” hồ sơ kê khai đơn vị khai bên “Giao dịch điện tử” Chọn “Mẫu thủ tục 630b” Xét duyệt chế độ thai sản, và ấn nút “Lập tờ khai” bên góc phải trên cùng màn hình.

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image(5).png

    Bước 2: Vào bên trong hồ sơ kê khai, đơn vị “tích tên NLĐ” bên phía tay trái chọn “Phần I” mục 7 “Lao động nam, người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh”.

    Lưu ý: Kê khai Phần 1 là đối với Hồ sơ mới phát sinh
    Phần 2 là Đối với Hồ sơ đề nghị điều chỉnh số đã được giải quyết ( Hồ sơ gửi đi được duyệt và đã Hưởng tiền, sau phát hiện sai sót cần điều chỉnh lại đơn vị kê khai vào Phần 2).

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image(6).png

     

    Bước 3: Điền các trường thông tin yêu cầu trên lưới kê khai

     Cột (4) Nghỉ hàng tuần: Đơn vị tích chọn ngày nghỉ hàng tuần tại đơn vị

    Cột (6.2) Từ ngày: Đơn vị điền ngày/tháng/năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ.

    Cột (6.3): Đến ngày: Đơn vị điền ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ.

    Cột (6.4) Tổng Số: Đơn vị điền Tổng số ngày người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết (Lưu ý: không tính ngày nghỉ hàng tuần tại đơn vị, chỉ tính ngày làm việc thực tế)
    Cột (7) Từ ngày đơn vị đề nghị hưởng: Đơn vị điền ngày/ tháng /năm đầu tiên đơn vị đề nghị cho NLĐ nghỉ thực tế tại đơn vị.

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image(7).png

    Cột (10.4) Ngày sinh của con: Đơn vị điền ngày sinh con
    Cột (10.5) Số con: Đơn vị điền số con được sinh ra trong kỳ đề nghị giải quyết

    Lưu ý: Bên góc phải trên cùng màn hình Đơn vị tích chọn “Gửi kèm hồ sơ giấy

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image(8).png

    Cột (13) Cha/mẹ nghỉ chăm sóc con: Đơn vị tích chọn vào ô □

    Cột (C.1) Hình thức nhận: Đơn vị tích chọn:

    - Nếu Tích chọn “Chi trả qua đơn vị” thì trên cùng màn hình ô Số hiệu tài khoản đơn vị điền số tài khoản của đơn vị Mở Tại Ngân hàng…Chi Nhánh… để trống cột (C.2) (C.3) (C.4)

    - Nếu Tích chọn “ Chi trả qua ATM” thì đơn vị điền số tài khoản của người lao động vào cột (C.2), (C.3), (C.4). Để trống thống tin ô số hiệu tài khoản đơn vị ở trên cùng màn hình.

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image(9).png

     

    Cột (D)  Phương án: Đơn vị tích chọn phương án tùy theo trường hợp sinh con của người lao động

    Đơn vị Kê khai điền hết thông tin yêu cầu xong ấn “ Ghi lại’ tiếp theo ấn “Xuất Tờ khai’ và đơn vị cắm “Chữ kí số” ấn “Nộp tờ khai

    Lưu Ý: Nộp tờ khai thành công đơn vị gửi kèm theo luôn “hồ sơ giấy” lên cơ quan bảo hiểm bằng đường bưu điện. Để bảo hiểm nhận được hồ sơ điện tử và hồ sơ giấy cùng lúc để giải quyết.

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/image(10).png

    Lưu ý: Trường hợp yêu cầu bổ sung Thông tin Chứng minh thư nhân dân của mẹ thì có 3 trường hợp đơn vị phải kê khai thêm những nội dung sau:

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/huong-dan-ke-khai-che-do-thai-san-chong-nghi-khi-vo-sinh-tren-phan-mem-8.jpg

    Trường hợp 1: Nếu mẹ đã và đang tham gia đóng BHXH

    - Cột (11.1) Mã số BHXH của mẹ: Đơn vị điền thông tin số sổ của mẹ

    - Cột (11.2) Số thẻ BHYT của mẹ: Đơn vị điền số thẻ BHYT của mẹ

    - Cột ( 11.3) Số CMTND của mẹ: Đơn vị điền số chứng minh thư nhân dân của mẹ

    Trường hợp 2: Nếu mẹ không tham gia đóng BHXH chỉ tham gia BHYT

    - Cột (11.1) Mã số BHXH của mẹ: Đơn vị điền thông tin 10 số cuối in trên thẻ BHYT của mẹ

    - Cột (11.2) Số thẻ BHYT của mẹ: Đơn vị điền số thẻ BHYT của mẹ

    - Cột ( 11.3) Số CMTND của mẹ: Đơn vị điền số chứng minh thư nhân dân của mẹ

    Trường hợp 3: Nếu mẹ không tham gia đóng BHXH và không tham gia BHYT thì đơn vị đợi khi nào con được cấp thẻ BHYT thì đơn vị kê khai hồ sơ cho Nam nghỉ khi vợ sinh. Đơn vị sẽ điền vào trường thông tin của con

    - Cột (10.1) Mã số BHXH của con: Đơn vị điền thông tin 10 số cuối in trên thẻ BHYT của con

    - Cột (10.2) Số thẻ BHYT của con: Đơn vị điền số thẻ BHYT của con

    - Cột ( 11.3) Số CMTND của mẹ: Đơn vị điền số chứng minh thư nhân dân của mẹ

    https://baohiemxahoidientu.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/huong-dan-ke-khai-che-do-thai-san-chong-nghi-khi-vo-sinh-tren-phan-mem-9.jpg

    Trên đây là các bước kê khai hồ sơ online đối với hồ sơ chế độ thai sản của nam giới. Hãy thực hiện đúng và đầy đủ các bước theo quy định để việc nộp hồ sơ thành công nhé. Nếu có bất cứ khó khăn nào hãy liên hệ với EFY Việt Nam để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.

    Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 (miền Bắc) hoặc 19006139 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

     

  • Hướng dẫn làm hồ sơ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau
  • Cách hồ sơ dưỡng sức phục hồi sức khỏe phần mềm eBHXH thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các bước thực hiện chi tiết dưới đây nhé.

    Bước 1: Truy cập phần mềm eBHXH, tiến hành đăng nhập.

    Bước 2: Vào phần kê khai, Chọn 1 trong 2 mã thủ tục: Đề nghị xét duyệt chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe ( Mã thủ tục: 630)

    Hoặc: Xét duyệt chế độ thai sản ( Mã thủ tục : 630c) sau đó chọn lập tờ khai.

    Trường hợp đơn vị chọn thủ tục: Xét duyệt chế độ ốm đau, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe  (Mã thủ tục: 630) thì sau khi chọn lập tờ khai thì chuyển sang sheet " Dưỡng sức" để tiến hành kê khai hồ sơ.

    Chọn tên người lao động và bắt đầu tiến hành vào mẫu tờ khai có sẵn.

    Chọn phần I hoặc II tùy theo tình hình hồ sơ. Trong đó:

    - Phần I: danh sách hưởng chế độ mới phát sinh

    - Phần II: danh sách đề nghị điều chỉnh sổ đã được giải quyết

    Mỗi phần sẽ chia thành các mục nhỏ, hãy chọn đúng mục tương ứng để điền đúng thông tin. Các mục bôi đỏ và mục có dấu * sẽ là mục không được để trống. 

    Một số cột cần lưu ý:

    - Cột 4: Ngày quay trở lại làm việc tại đơn vị: Kê khai ngày đầu tiên quay trở lại làm việc tại đơn vị sau khi nghỉ hết chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp.

    - Cột: 6.1: Từ ngày: Từ ngày đầu tiên NLĐ nghỉ chế độ dưỡng sức.

    - Cột 6.2: Đến ngày: Ngày cuối cùng NLĐ nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức.

    - Cột 6.3: Tổng số: tổng số ngày nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức.

    - Cột 7: Từ ngày đơn vị đề nghị hưởng: Để từ ngày đầu tiên NLĐ bắt đầu nghỉ hưởng chế độ (Điền giống cột 6.1).

    Bước 3: nộp tờ khai

    Sau khi điền đủ thông tin, hãy đọc thật kỹ để đảm bảo thông tin đã chính xác. Sau đó chọn mục Ghi lại để lưu. Lúc này, bạn sẽ nhận được thông báo: Cập nhật thành công.

    Để nộp tờ khai, hãy chọn Xuất tờ khai

    Sau đó chọn mục Nộp tờ khai để tiến hành đăng ký chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trực tuyến với cơ quan bảo hiểm. Bạn cũng có thể xem lại tờ khai dưới giao diện Excel bằng cách nhấn vào nút Xem.

    Lưu ý: tờ khai đã xuất sẽ không thể chỉnh sửa. Nếu muốn thay đổi thông tin, bạn cần quay lại mục kê khai trên phần mềm để tiến hành cập nhật, sau đó xuất file mới.

    Trên đây là cách khai hồ sơ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trực tuyến eBHXH. Sau khi nộp tờ khai thành công, chúng tôi sẽ tiến hành gửi tờ khai tới cơ quan BHXH để làm thủ tục theo quy định.

    Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 (miền Bắc) hoặc 19006139 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

  • Hướng dẫn Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội đơn giản, nhanh chóng và đầy đủ nhất
  • Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội khá đơn giản nhưng cũng rất quan trọng khi đơn vị có lao động nghỉ việc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhiều vướng mắc về việc này, chưa biết phải thực hiện thế nào đúng quy định. Dưới đây là những hướng dẫn giúp đơn vị chốt sổ cho nhân viên nhanh chóng nhất.

    Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội

    Thủ tục chốt sổ BHXH

    1. Khi nào cần chốt sổ Bảo hiểm xã hội?

    Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội là việc tất toán và chấm dứt quá trình đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội mà đơn vị đang thực hiện đóng Bảo hiểm. Thủ tục này được thực hiện khi:

    - Người lao động nghỉ việc tại đơn vị hoặc nghỉ hưu khi đủ điều kiện.

    - Đơn vị chuyển sang địa chỉ khác dẫn tới việc phải chuyển Cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý nên phải chốt quá trình đóng với Cơ quan cũ.

    2. Điều kiện để chốt được sổ Bảo hiểm xã hội

    Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội

    Sổ BHXH

    Căn cứ vào nội dung được quy định tại Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trong quá trình người lao động làm việc tại đơn vị, nghĩa vụ của người sử dụng lao động là đóng Bảo hiểm xã hội đầy đủ cho nhân viên. Khi kết thúc hợp đồng, đơn vị có trách nhiệm chốt sổ cho người lao động. Vì vậy, đơn vị chốt được sổ chỉ khi đóng đầy đủ tiền Bảo hiểm xã hội cho Cơ quan Bảo hiểm, không nợ tiền tính đến tháng cuối cùng mà lao động làm việc.

    * Người lao động có tự chốt sổ Bảo hiểm xã hội được không?

    Theo nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động”.

    Cũng theo nội dung được quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: “Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng Bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

    Như vậy, người lao động không thể tự chốt sổ Bảo hiểm xã hội được. Trách nhiệm chốt sổ Bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động (trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản và nợ bảo hiểm nên không thể chốt sổ BHXH cho người lao động).

    Trường hợp, công ty không chốt sổ BHXH, người lao động có thể liên hệ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ chốt sổ.

    4. Thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động (dành cho người sử dụng lao động)

    Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

    Lưu ý khi chốt sổ BHXH

    Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động được thực hiện sau khi đơn vị báo giảm thành công, để thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH, tại Quyết định 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam đã hướng dẫn như sau:

    * Bước 1: Báo giảm lao động

    Đơn vị cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH bằng cách nộp hồ sơ tới cơ quan BHXH nơi đơn vị tham gia, hồ sơ báo giảm lao động gồm (theo Quyết định 595/QĐ-BHXH):

    - 01 Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 600a

    - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH theo mẫu TK01-TS (do người lao động chuẩn bị khi chưa được cấp mã số BHXH). Nếu đã có số BHXH, NLĐ chỉ cần cung cấp mã số BHXH cho đơn vị

    - Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mẫu D02-TS

    - Bảng kê thông tin theo Mẫu D01-TS

    * Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ chốt sổ BHXH
    Chốt sổ bảo hiểm cần những thủ tục giấy tờ gì? Sau khi báo giảm BHXH thành công, đơn vị cần nộp hồ sơ chốt sổ BHXH mới nhất 2024 theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

    - 01 phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 620

    - 01 sổ BHXH (sổ mẫu cũ) hoặc tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới) kèm theo các tờ rời sổ BHXH (1 bản/người)

    - 01 Danh sách xác nhận bổ sung quá trình đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo mẫu DS-XNBS

    - 01 mẫu D02-TS kê khai danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

    - Mẫu TK01-TS kê khai các thông tin cần thay đổi (trong trường hợp lao động cần điều chỉnh thông tin).

    * Bước 3: Nộp hồ sơ chốt sổ lên cơ quan Bảo hiểm xã hội
    Hình thức gửi hồ sơ: Đối với hồ sơ giấy, đơn vị có thể đến nộp hồ sơ trực tiếp, gửi toàn bộ giấy tờ trên qua bưu điện cho cơ quan BHXH. 

    Hoặc có thể nộp hồ sơ qua mạng thông qua phần mềm bảo hiểm xã hội do tổ chức I-VAN ký hợp đồng với BHXH Việt Nam cũng cấp.

    - Thời gian thực hiện chốt sổ Bảo hiểm xã hội

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH và trả lại sổ BHXH cho người lao động trong vòng 14 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động (trừ trường hợp có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày).

    Người sử dụng lao động cũng phải phối hợp với cơ quan BHXH để trả sổ BHXH cho người lao động và xác nhận thời gian đóng BHXH khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định.

    5. Hướng dẫn trả cứu quá trình tham gia BHXH đã được chốt sổ hay chưa?

    Trong trường hợp người lao động đã nghỉ việc tại công ty cũ và đã thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH nhưng vẫn chưa nhận được tờ rời chốt số BHXH từ công ty thì có thể tiến hành tra cứu tại ứng dụng VssID. Để tra cứu quá trình tham gia BHXH trên VssID kiểm tra thủ tục chốt sổ BHXH thành công hay chưa, người lao động thực hiện theo các bước sau:

    Bước 1: Đăng nhập vào VssID bằng mã số BHXH

    Bước 2: Chọn vào "Quá trình tham gia" sau đó chọn "C14-TS" để xem quá trình tham gia BHXH

    Nếu quá trình tham gia trên đã được cập nhật đến tháng cuối cùng thời điểm chốt sổ BHXH thì tức là bạn đã được chốt số BHXH. Lúc này, người lao động có thể liên hệ đến công ty để nhận lại sổ BHXH và tờ rời.

    Trên đây là hướng dẫn để đơn vị thực hiện thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội đơn giản, nhanh chóng nhất. Đơn vị cần lưu ý, khi người lao động nghỉ việc cần thanh toán đủ tiền Bảo hiểm xã hội và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, để thực hiện thủ tục chốt sổ nhanh chóng nhất để hoàn trả cho người lao động.

    Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 (miền Bắc) hoặc 19006139 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

  • Hướng dẫn thực hiện thủ tục Cấp lại sổ BHXH do mất hỏng trên phần mềm EFY-eBHXH
  • Nhu cầu cấp lại lại sổ BHXH do mất hỏng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, cách lập tờ khai thế nào, nộp hồ sơ điện tử ra sao? Đây là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu các cách bước làm hồ sơ cấp lại sổ BHXH do mất hỏng trên phần mềm EFY-eBHXH nhé.

    Bước 1: Truy cập phần mềm eBHXH, tiến hành đăng nhập

    Bước 2: tiến hành kê khai tờ khai xin cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng

    Chọn mục Kê khai

    Sau đó chọn mục: cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng.

    Chọn mục lập tờ khai để lập lại tờ khai mới.

    Chọn tên NLĐ cần cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng bằng cách click vào ô vuông cạnh tên NLĐ. Sau đó click vào mục: cấp lại sổ BHXH để xuất thông tin người lao động.

    Tiếp theo, hãy điền đầy đủ thông tin được yêu cầu trong tờ khai. Trong đó, các ô vuông đỏ là những ô vuông nhất định không được để trống.

    Click vào mục: kiểm tra mã số BHXH để chắc chắn mã số BHXH của NLĐ đã chính xác.

    Bước 3: hoàn thiện hồ sơ

    Đơn vị cần kê khai quá trình tham gia vào Cột số 15: Nội dung thay đổi yêu cầu.

    Lưu ý:

    - Quá trình tham gia phải thể hiện rõ những nội dung sau: thời gian tham gia, Chức danh, nơi đơn vị đóng BHXH, Mức lương đóng BHXH.

    - Giới hạn trong vòng dưới 500 ký tự.

    - Trường hợp quá trình tham gia vượt quá ký tự thì đơn vị kê khai quá trình bằng bản file ngoài ( Định dạng pdf) và đính kèm trong hồ sơ ở mục Tài liệu kèm theo

    Bước 4: nộp tờ khai

    Sau khi điền đủ thông tin, hãy đọc thật kỹ để đảm bảo thông tin đã chính xác. Sau đó chọn mục Ghi lại để lưu. Lúc này, bạn sẽ nhận được thông báo: Cập nhật thành công.

    Để nộp tờ khai, hãy chọn Xuất tờ khai

    Sau đó chọn mục Nộp tờ khai để tiến hành đăng ký cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng trực tuyến với cơ quan bảo hiểm. Bạn cũng có thể xem lại tờ khai dưới giao diện Excel bằng cách nhấn vào nút Xem.

    Lưu ý: tờ khai đã xuất sẽ không thể chỉnh sửa. Nếu muốn thay đổi thông tin, bạn cần quay lại mục kê khai trên phần mềm để tiến hành cập nhật, sau đó xuất file mới.

    Trên đây là các bước làm thủ tục cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng trên phần mềm eBHXH. Sau khi nộp tờ khai thành công, chúng tôi sẽ tiến hành gửi tờ khai tới cơ quan BHXH.

    Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 (miền Bắc) hoặc 19006139 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

  • Hướng dẫn nâng cấp phần mềm EFY-eBHXH
  • Sau một thời gian nhất định, EFY Việt Nam sẽ cập nhật các phiên bản mới của phần mềm EFY-eBHXH với nhiều tính năng mới hiện đại hơn, bảo mật hơn. Bạn nên cập nhật lên phiên bản mới nhất để sử dụng các tính năng hiện đại vừa được cập nhật. Vậy cách nâng cập phần mềm EFY-eBHXH thế nào?

    Hướng dẫn nâng cấp phần mềm

    Hướng dẫn nâng cấp phần mềm

    Bước 1: Chuột “Phải” vào biểu tượng  chọn “Open file location

    Bước 2: Vào thư mục lưu file EFY-eBHXH-VN ấn đúp chuột “Trái” vào thư mục

    Bước 3: Tải file update, ấn truy cập theo đường link trên Tab đang mở

    Bước 4: Hoàn tất Tải file update về máy chọn “Mở”

    Bước 5: Chọn  => ấn “RUN ANYWAY”

    Bước 6: Chọn  , tìm đúng đường dẫn lưu thư mục “EFY-eBHXH-VN” để extract to

    Lưu ý: Nếu đang mở chương trình EFY, bạn thực hiện đóng hết các chương trình EFY lại.

    Bước 7: Mở lại phần mềm

    Trên đây là các bước để nâng cấp phần mềm EFY-eBHXH trên máy tính. Chỉ cần thực hiện đúng thao tác, bạn đã có thể dễ dàng nâng cấp phần mềm trên máy tính của mình. Hãy nâng cấp khi có phiên bản mới để trải nghiệm những tính năng mới nhất, hiện đại nhất nhé.

    Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 (miền Bắc) hoặc 19006139 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

    EFY Việt Nam

  • Hướng dẫn Sửa lỗi font chữ trên Phần mềm EFY-eBHXH
  • Trong quá trình sử dụng phần mềm BHXH điện tử EFY-eBHXH, khi gửi hồ sơ hoặc đồng bộ thông tin NLĐ trên kho Ecloud, người dùng có thể gặp phải tình trạng lỗi Font. Vậy khi xuất hồ sơ gửi đi nếu gặp tình trạng này thì cách xử lý thế nào? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé. 

     

    Khi đơn vị xuất hồ sơ gửi đi thì gặp trường hợp báo lỗi font.

    Khi xuất hồ sơ, nếu file bị lỗi phông, bạn sẽ nhận được thông báo như sau:

    Khi gặp tình trạng này, bạn đừng quá lo lắng. Cách khắc phục lỗi font sẽ cực kỳ đơn giản với các bước sau đây:

    Cách 1: TH Đơn vị kê khai ít người trên 1 hồ sơ

    Bước 1: Quay trở lại biểu mẫu tờ khai, Chọn tên NLĐ từ danh sách NLĐ ở danh sách bên tay trái, click chuột phải chọn chức năng "SỬA".

    Sau khi chọn chức năng sửa thì hệ thống sẽ hiển thị ra bảng cập nhật thông tin người lao động.

    Ở bảng cập nhật thông tin người lao động này thì đơn vị kiểm tra lại một số trường thông tin của NLĐ xem có trường thông tin nào có lỗi font trong đó không. Lỗi font là lỗi xuất hiện khi trường thông tin của NLĐ có xuất hiện font sai như có xuất hiện dấu “ ?”.

    Lưu ý: Một số trường thông tin dễ bị lỗi font như: Số HĐLĐ/QĐ; Số nhà, đường phố, thôn xóm,... 

    Đơn vị thực hiện bước sửa lại thông tin sao cho không còn bị lỗi font chữ nữa thì thực hiện thao tác ghi lại thông tin.

    Bước 2: Sau khi ấn "ghi". Tích chọn NLĐ vừa bị lỗi font và thao tác chuột phải chọn cập nhật Font NTG.

    Bước 3: Sau khi ấn " cập nhật lỗi font" thông tin của NLĐ thì thực hiện thao tác xuất lại tờ khai và gửi lại tờ khai.

     

    Cách 2: TH Đơn vị kê khai nhiều người trên 1 hồ sơ

    Bước 1: Tại thư mục lưu file cài đặt PM => chọn Logs => error => chọn file mới nhất và mở bằng notepad => chọn tìm kiếm font lỗi theo dấu "?”

    Bước 2: Quay lại PM mở thông tin NLĐ bị lỗi font và thấy thông tin NLĐ bị lỗi dấu “?”

    Bước 3: Sau khi ấn “ghi lại”. Tích chọn NLĐ vừa bị lỗi font và thao tác chuột phải chọn Cập nhật font NLĐ

    Bước 4: Ấn xuất tờ khai

    Trên đây là 2 cách sửa lỗi font cơ bản nhất khi gặp sự cố lỗi phong trong quá trình sử dụng. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé.

    Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 (miền Bắc) hoặc 19006139 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

    EFY Việt Nam

  • Hướng dẫn sao lưu và khôi phục dữ liệu phần mềm
  • Mục đích: hướng dẫn các đơn vị sao lưu và khôi phục dữ liệu khi:

    - Cài đặt phần mềm trên máy khác.

    - Cài đặt lại máy tính và cài lại phần mềm.

    I. Sao lưu dữ liệu:

    Bước 1: Đơn vị mở phần mềm vào Hệ thống chọn chức năng Sao lưu dữ liệu

    Bước 2: Đơn vị có thể chọn Đường dẫn khác để lưu dữ liệu sang dường dẫn mong muốn hoặc Đồng ý để lưu vào đường dẫn mặc định C:\eBHXH-Backup\

    Nếu chọn Đường dẫn khác thì chọn vào đường dẫn mong muốn rồi chọn OK

    Sau đó phần mềm sẽ thông báo nếu sao lưu thành công, chọn OK để hoàn tất quá trình sao lưu

    Lưu Ý: Đơn vi có nhiều tài khoản thì mỗi 1 tài khoản đơn vị đều phải thao tác sao lưu dữ liệu và khôi phục dữ liệu

    II. Khôi phục dữ liệu

    - Sau khi hoàn tất quá trình sao lưu dữ liệu thì phần mềm sẽ xuất ra file nén bao gồm các dữ liệu cần thiết để khôi phục khi cài đặt phần mềm mới.

    - Thư mục lưu file nén dữ liệu được lưu theo đường dẫn đã chọn ở trên

    - Đơn vị chuyển file nén sang máy mới hoặc công cụ lưu trữ khác để chuẩn bị cho quá trình khôi phục dữ liệu.

    Bước 1: Đơn vị giải nén file dữ liệu đã sao lưu

    Lưu ý: đơn vị phải có công cụ giải nén file ví dụ: Winrar

    Bước 2: Đơn vị vào phần mềm vào Hệ thống chọn chức năng Khôi phục dữ liệu

    Bước 3: Đơn vị chọn đường dẫn lưu file nén => chọn file đã giải nén => chọn Khôi phục dữ liệu

    Sau đó phần mềm sẽ báo khôi phục dữ liệu thành công

    Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 (miền Bắc) hoặc 19006139 (Miền Nam) để được hỗ trợ.