Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Bệnh nghề nghiệp là gì? Danh mục bệnh nghiệp cập nhật mới nhất

Bệnh nghề nghiệp là gì? Danh mục bệnh nghiệp cập nhật mới nhất

Trong quá trình người lao động làm việc tại doanh nghiệp không tránh khỏi bệnh nghề nghiệp. Vậy bệnh nghề nghiệp là gì? Mức hưởng BNN theo chế độ bảo hiểm ra sao. Tham khảo bài viết dưới đây của EFY-eBHXH để có thêm thông tin nhé.

1. Bệnh nghề nghiệp là gì?

Bệnh nghề nghiệp là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 điều 3 của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.

Bệnh nghề nghiệp được định nghĩa là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động lên người lao động. Bệnh nghề nghiệp của NLĐ phát sinh trong quá trình lao động trong môi trường có hại.

Bệnh nghề nghiệp có thể cấp tính hoặc từ từ. Một số bệnh nghề nghiệp còn chữa không khỏi và để lại di chứng sau này. Vì thế các doanh nghiệp nên tổ chức khám định kỳ hàng năm cho người lao động để phòng tránh và điều trị bệnh nghề nghiệp sớm nhất.

2. Danh mục bệnh nghề nghiệp cập nhật mới nhất hiện nay

Danh mục bệnh nghề nghiệp

Căn cứ theo Thông tư 15/2016/TT-BYT đang quy định 34 bệnh nghề nghiệp được cơ quan BHXH thanh toán chế độ bệnh nghề nghiệp khi đủ điều kiện.

Bệnh nghề nghiệp được chia thành 5 nhóm chính theo bảng dưới đây:

 

STT

Bệnh nghề nghiệp

Nhóm 1: Các bệnh bụi phổi và phế quản

1

Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.

2

Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.

3

Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.

4

Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.

5

Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.

6

Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

7

Bệnh hen nghề nghiệp.

Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp

8

Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.

9

Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.

10

Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.

11

Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.

12

Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.

13

Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.

14

Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.

15

Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.

16

Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp.

17

Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

Nhóm 3: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý

18

Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.

19

Bệnh giảm áp nghề nghiệp.

20

Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.

21

Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.

22

Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.

23

Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.

Nhóm 4: Các bệnh da nghề nghiệp

24

Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.

25

Bệnh sạm da nghề nghiệp.

26

26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.

27

27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.

28

Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

Nhóm 5: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp

29

Bệnh Leptospira nghề nghiệp.

30

Bệnh viêm gan virus B nghề nghiệp.

31

Bệnh lao nghề nghiệp.

32

Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

33

Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.

34

Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

 

3. Mức hưởng bệnh nghề nghiệp chế độ bảo hiểm xã hội

Mức hưởng trợ cấp BNN theo BHXH

Căn cứ theo quy định tại Điều 48, Điều 49 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. mức hưởng bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:

Nhận tiền trợ cấp 1 lần:

Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng lao động từ 5-30% sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần.

Công thức tính:

Mức hưởng = (5 x Lương cơ sở) +  [(0,5 x Lương cơ sở x (Mức suy giảm thực tế - 5%)]

Mức hưởng thêm = (0,5 x Lương đóng quỹ) +  [(0,3 x Lương đóng quỹ x (Thời gian đóng quỹ -  1)]

Lưu ý: NLĐ suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 5 lần mức lương cơ sở, suy giảm thêm 1% thì được hưởng cộng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

Ngoài ra, NLĐ còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng  vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

+ Thời gian đóng dưới 1 năm thì mức hưởng thêm bằng 0,5 tiền lương đóng vào quỹ

+ Nếu thêm mỗi năm đóng vào quỹ thì sẽ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước trước tháng bị TNLĐ, BNN.

Nhận trợ cấp hàng tháng:

Nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì sẽ được hưởng mức trợ cấp bệnh nghề nghiệp theo bảo hiểm xã hội.

Công thức tính mức trợ cấp hàng tháng như sau:

Mức hưởng hàng tháng = 30% Lương cơ sở +  [(2%Lương cơ sở x (Mức suy giảm thực tế - 31%)]

Mức hưởng thêm hàng tháng = (0,5 x Lương đóng quỹ) +  [(0,3 x Lương đóng quỹ x (Thời gian đóng quỹ -  1)]

Lưu ý: Nếu NLĐ suy giảm 31% khả năng lao động thì sẽ được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở. Sau đó nếu suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% của mức lương cơ sở.

Ngoài ra NLĐ còn được hưởng thêm khoản trợ cấp theo số năm đã đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

+ Từ dưới 1 năm được tính bằng 0,5% tháng lương đóng vào quỹ. 

+ Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ sẽ được tính thêm 0,3% tháng lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước khi mắc BNN

Đối với người đang được hưởng BNN hàng tháng mà ra nước ngoài định cư thì được giải quyết để hưởng trợ cấp 1 lần với số tiền tính bằng 3 tháng mức trợ cấp đang được hưởng.

Trên đây là nội dung tổng hợp chi tiết về bệnh nghề nghiệp là gì? Danh mục và mức hưởng trợ cấp BNN. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích được nhiều cho Quý độc giả.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142  Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Quy trình giám định y khoa do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo quy định mới nhất

Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

HopLTT

 

Tin tức liên quan
Đang tải...