Mức phạt không đóng kinh phí công đoàn mới nhất 2023
Mức xử phạt không đóng kinh phí công đoàn 2023 thế nào? Đây là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vậy những đối tượng nào cần đóng chi phí công đoàn? Trong trường hợp không đóng đoàn phí, mức phạt sẽ là bao nhiêu?
Mức xử phạt không đóng kinh phí công đoàn 2023 thế nào?
Hiện nay, pháp luật có những quy định hết sức cụ thể về các đối tượng đóng kinh phí công đoàn. Theo quy định tại Luật công đoàn và nghị định 191/2013/NĐ-CP, đối tượng đóng kinh phí công đoàn bao gồm:
- Các cơ quan nhà nước, trong đó có cả ủy bản nhân dân xã, phường… và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
- Đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
- Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp
- Các công ty, doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật đầu tư
- Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã, trong đó có cả liên hiệp hợp tác xã
- Các cơ quan tổ chức nước ngoài nhưng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, có sử dụng lao động là người Việt Nam. Trường hợp này có thể bao gồm cả văn phòng điều hành của công ty nước ngoài có hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.
- Các tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
Các đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và không có sự phân biệt giữa đơn vị có hay không có công đoàn cơ sở. Mức đóng bằng 2% quỹ lương được sử dụng làm căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp. Kinh phí công đoàn sẽ do các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp chịu trách nhiệm đóng.
Mức đóng bằng 2% quỹ lương được sử dụng làm căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp
Sau khi tìm hiểu có bắt buộc đóng chi phí công đoàn không, chúng ta đã biết, các doanh nghiệp bắt buộc phải đóng kinh phí công đoàn. Do đó, nếu không thực hiện nghĩa vụ nộp đoàn phí, doanh nghiệp sẽ bị phạt. Mức phạt được quy định chi tiết tại nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Trong đó:
- Mức phạt từ 12 – 15% tổng số kinh phí công đoàn phải đóng với trường hợp:
+ Chậm đóng đoàn phí
+ Đóng số đoàn phí không đúng theo quy định pháp luật
+ Đóng đoàn phí không đủ số lượng NLĐ phải đóng theo quy định pháp luật.
- Mức phạt từ 18 – 20% tổng số kinh phí công đoàn phải đóng với trường hợp: không đóng kinh phí công đoàn cho tất cả NLĐ thuộc đối tượng đóng theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, số tiền phạt tối đa dành cho cả 2 trường hợp không được vượt quá 75 triệu đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải nộp thêm cho tổ chức công đoàn số tiền lãi tương ứng với số tiền chậm đóng/đóng thiếu hoặc chưa đóng theo mức lãi suất gửi tiền không kỳ hạn cao nhất theo quy định của Ngân hàng thương mại. Thời hạn nộp phạt là 30 ngày kể từ thời điểm có quy định xử phạt.
Mức phạt không đóng/chậm đóng kinh phí công đoàn được quy định chi tiết tại nghị định 28/2020/NĐ-CP
Bên cạnh việc nộp phạt khi không đóng đoàn phí công đoàn theo quy định tại nghị định 28/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp khắc phục hậu quả như:
- Tối đa 30 ngày sau khi có quyết định xử phạt, NSDLĐ cần phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền chậm đóng/chưa đóng đủ/chưa đóng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đóng số tiền lãi tương ứng với số tiền còn thiếu.
- Theo quy định hiện hành, số tiền lãi sẽ được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất, tính theo lãi suất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Hy vọng qua bài viết trên đây của EFY Việt Nam, bạn đã hiểu rõ hơn về mức phạt và các quy định phạt khi doanh nghiệp không đóng/chậm đóng đoàn phí công đoàn theo quy định tại nghị định 28/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp cần đóng đầy đủ kinh phí công đoàn để tránh bị phạt theo quy định.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: