[Giải đáp] Không tham gia công đoàn có được công đoàn trợ cấp khi tai nạn lao động không?
Người lao động làm việc tại các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp không tham công đoàn có được hưởng trợ cấp của công đoàn khi tai nạn lao động hay không? Cùng eBHXH giải đáp vấn đề này ngay dưới đây nhé.
Quyền lợi khi tham gia công đoàn
Theo quy định tại Điều 18 luật Công đoàn 2012 về quyền của đoàn viên công đoàn như sau:
“(1) Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm;
(2) Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động và quy định của Công đoàn.”
(3) Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan Lãnh đạo công đoàn theo quy định; chất vấn cán bộ Lãnh đạo công đoàn và kiến nghị xử lý, kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm;
(4) Được tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động và công đoàn;
(5) Được hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề, thăm hỏi và giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn;
(6) Tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức;
(7) Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.”
Không tham gia công đoàn có được công đoàn hỗ trợ khi tai nạn lao động không?
Nội dung này được quy định tại điểm 1.3, khoản 1, Điều 6 Quyết định 4290/QĐ-TLĐ 2022 như sau:
“a) Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn:
- Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn khi ốm đau, thai sản, tai nạn, gia đình có việc hiếu (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng; vợ; chồng; con) và việc hỉ, hiếu của đoàn viên.
- Chi thăm hỏi, tặng quà cho đoàn viên nhân dịp lễ, tết...;ngày thành lập tổ chức Công đoàn 28/7; tặng quà sinh nhật cho đoàn viên; tặng quà cho cán bộ công đoàn khi thôi không tham gia ban chấp hành công đoàn cơ sở.
b) Chi trợ cấp đoàn viên công đoàn và người lao động.
Chi trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi gặp khó khăn do tai nạn lao động, tai nạn do rủi ro, bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, mắc bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng chất độc màu da cam gây tổn thất về sức khỏe hoặc tài sản.
Mức chi thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và đối tượng không phải là đoàn viên công đoàn do công đoàn cơ sở quy định.”
Theo đó, công đoàn sử dụng tài chính của mình để chi trợ cấp cho người lao động khi gặp tai nạn lao động. Mức chi thăm hỏi cho người lao động không tham gia công đoàn do công đoàn cơ sở quy định.
Do vậy, công đoàn cơ sở sẽ dựa trên tình hình tài chính để chi trợ cấp hoặc không trong việc hỗ trợ người lao động không tham gia công đoàn khi bị tai nạn lao động.
Đối tượng nào không được tham gia Công đoàn Việt Nam?
Theo định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ 2020 về đối tượng không gia nhập công đoàn Việt Nam như sau:
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu Nhà nước, gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
- Hiệu trưởng, viện trưởng, phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu Nhà nước;
- Các xã viên trong hợp tác xã nông nghiệp;
- Người đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù theo quyết định của Tòa án.
Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp về thắc mắc “Không tham gia công đoàn có được công đoàn trợ cấp khi tai nạn lao động không?”. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã nắm rõ hơn về quy định về quyền lợi và điều kiện tham gia công đoàn Việt Nam.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: