Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
Sau thời gian nghỉ điều trị khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu sức khỏe chưa hồi phục, NLĐ có thể được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Vậy quy định của pháp luật đối với vấn đề này thế nào? Điều kiện hưởng và mức hưởng cụ thể ra sao? Tất cả các quy định về chế độ Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp sẽ được giải đáp dưới đây.
Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
Theo quy định tại luật An toàn vệ sinh lao động 2015,người lao động có thể nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp nếu đáp ứng được điều kiện:
- Đã điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp gây ra nhưng trong 30 ngày đầu trở lại làm việc vẫn chưa dảm bảo sức khỏe.
- Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định y khoa, NLĐ vẫn sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Thời gian nghỉ sẽ từ 5 – 10 ngày/lần bị tai nạn lao động.
Thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của NLĐ kéo dài từ 5 – 10 ngày
Thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của NLĐ kéo dài từ 5 – 10 ngày. Thời gian nghỉ cụ thể sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của NLĐ và quyết định của ban chấp hành công đoàn. Trường hợp đơn vị chưa có công đoàn thì quyền quyết định thuộc về NSDLĐ.
Tuy nhiên, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cũng cần tuân thủ quy định:
- Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên được nghỉ tối đa 10 ngày
- Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50% được nghỉ tối đa 7 ngày
- Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30% được nghỉ tối đa 5 ngày
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ phụ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động của NLĐ. Ngoài ra, trong quá trình nghỉ phục hồi sức khỏe, NLĐ cũng sẽ được hưởng trợ cấp theo quy định pháp luật.
Hiện nay, mức trợ cấp được quy định là 30% mức lương cơ sở/ngày. Mức lương cơ sở hiện hành đang là 1,49 triệu đồng/ tháng. Do đó, NLĐ sẽ được hưởng số tiền trợ cấp là:
Mức hưởng = (30% x Mức lương cơ sở) x Số ngày nghỉ
Mức hưởng một ngày = 30% x 1.490.000 = 447.000 đồng.
Hồ sơ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp sẽ do NSDLĐ lập, nộp cho cơ quan BHXH trong thời hạn 10 ngày, tính từ thời điểm NLĐ được xác định là chưa phục hồi sức khỏe. Hồ sơ để hưởng chế độ bao gồm danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập.
Mẫu hồ sơ kê khai hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe
Thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho NLĐ được quy định cụ thể như sau:
- Sau tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận được danh sách, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết chế độ cho NLĐ. Đồng thời, chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động.
- Trong 10 ngày, nếu cơ quan BHXH không giải quyết thì phải có trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không giải quyết.
- Sau khi nhận được tiền từ cơ quan BHXH, trong thời hạn 5 ngày, NSDLĐ có trách nhiệm chuyển tiền trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho NLĐ.
Vậy sau khi NSDLĐ nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH, trong vòng tối đa 15 ngày, NLĐ sẽ nhận được tiền trợ cấp theo quy định của pháp luật.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về các điều kiện, quy định về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Hãy lưu ý các quy định để không bỏ lỡ các quyền lợi nhé.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Mr. Vinh 0982 124 619
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
EFY Việt Nam