Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

[Giải đáp] Bị tai nạn lao động có được bố trí công việc khác hay không?

[Giải đáp] Bị tai nạn lao động có được bố trí công việc khác hay không?

Người sử dụng lao động có phải bố trí công việc khác cho người bị tai nạn lao động hay không? Quy định của pháp luật về nội dung này như thế nào? Cùng eBHXH giải đáp thắc mắc bị tai nạn lao động có được bố trí công việc khác hay không ngay dưới đây nhé.

1. Tai nạn lao động là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây ra tử vong cho người lao động xảy ra trong quá trình làm việc và thực hiện nhiệm vụ lao động.

2. NLĐ bị tai nạn lao động có được bố trí công việc khác hay không?

NLĐ bị tai nạn lao động có được bố trí công việc khác hay không?

NLĐ bị tai nạn lao động có được bố trí công việc khác hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:

“(1) Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm.

Trường hợp NSDLĐ chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà NSDLĐ được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

(2) Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, NSDLĐ phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

(3) Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động phải được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên theo tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương công việc mới phải bằng ít nhất 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

(3) Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì nNSDLĐ phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.”

Theo điểm d khoản 1 Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, quy định về quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động như sau:

“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền yêu cầu NSDLĐ bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 27 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

“NSDLĐ phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động”.

Và tại khoản 8 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có đề cập:

“Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 

Phải sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị TNLĐ-BNN sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc”.

Như vậy, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được NSDLĐ bố trí công việc khác nếu sức khỏe của họ không đáp ứng được công việc cũ hoặc người lao động có yêu cầu. Việc bố trí công việc khác sẽ được sắp xếp với sức khỏe của NLĐ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

3. Mức phạt đối với đơn vị không bố trí công việc khác cho người bị tai nạn lao động

Mức phạt đối với đơn vị không bố trí công việc khác cho người bị tai nạn lao động

Mức phạt đối với đơn vị không bố trí công việc khác cho người bị tai nạn lao động

Tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm phòng ngừa tai nạn lao động như sau:

“Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng có một trong các hành vi sau:

- Không điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp;

- Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.”

Trong trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Như vậy, mức phạt đối với các đơn vị không thực hiện việc bố trí công việc cho người bị lao động là từ 20 - 30 triệu đồng đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp: “Bị tai nạn lao động có được đơn vị bố trí công việc khác hay không?”. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ quy định về quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

 - Miền Bắc: Hotline:  19006142Tel/Zalo: Ms. Hằng0912 656 142

 / - Miền Nam: Hotline:  19006139- Tel/Zalo: Ms. Thơ / 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Quy trình giám định y khoa do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo quy định mới nhất

Quy trình xử lý tai nạn lao động - Mức bồi thường TNLĐ, BNN

ThuongNTH

Tin tức liên quan
Đang tải...