[Giải đáp] Tiền hưởng thai sản có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Lao động nữ khi nghỉ thai sản sẽ nhận được một khoản tiền trợ cấp thai sản khi tham gia đóng BHXH trước đó. Vậy tiền hưởng thai sản có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Tham khảo bài viết dưới đây của của eBHXH để có câu trả lời nhé.
Điều kiện để đượchưởng chế độ thai sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật BHXH 2014, Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản như sau:
- NLĐ thuộc một trong các trường hợp:
(1) Lao động nữ mang thai
(2) Lao động nữ sinh con
(3) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
(4) Lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi
(5) Lao động nữ đặt vòng tránh thai hay thực hiện các biện pháp triệt sản
(6) Lao động nam đang tham gia đóng BHXH có vợ sinh con
Cần lưu ý trong trường hợp (2), (3), (4) thì NLĐ phải đóng BHXH bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên và trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hay nhận con nuôi thì mới được hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp (2) nếu đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
NLĐ đủ điều kiện tại khoản 2 và khoản 3 điều 39 luật BHXH năm 2014 mà chấm dứt HĐLĐ, thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con nuôi dưới 6 tháng thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Đối tượng được hưởng chế độ thai sản gồm những ai?
Đối tượng được hưởng chế độ thai sản gồm:
- NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn haowcj công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng,
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
- Cán bộ công chức, viên chức
- Công dân quốc phòng, công an, người công tác trong tổ chức cơ yếu.
- Người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan….
Tiền hưởng chế độ thai sản không phải chịu thuế TNCN
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, quy định về các khoản thu nhập phải chịu thuế gồm:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp gồm:
+ Trợ cấp hàng tháng và trợ cấp 1 lần theo quy định của Pháp luật về ưu đãi đối với người có công
+ Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp 1 lần đối với đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc…
+ Phụ cấp quốc phòng an ninh, các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
+ Phụ cấp độc hại đối với ngành nghề có yếu tố độc hại, nguy hiểm
+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp TNLĐ, BNN, trợ cấp 1 lần khi sinh con, mức hưởng chế độ thai sản, hưởng dưỡng sức sau sinh sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí 1 lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và một số khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo điều khoản của thông tư trên thì tiền hưởng thai sản không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Mức hưởng chế độ thai sản mới nhất hiện nay
Mức hưởng chế độ thai sản sẽ được chia làm nhiều trường hợp cụ thể. Với mỗi trường hợp sẽ có mức hưởng chế độ thai sản khác nhau.
Căn cứ theo quy định tại điều 39 của luật BHXH năm 2014:
“Mức hưởng chế độ thai sản mỗi tháng của lao động nữ sinh con bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”
Mức hưởng = 100% (Mbq6t x T) + (2 x Lương cơ sở)
Trong đó:
- Mbq6t: là mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- T là số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi
Trên đây là giải đáp thắc mắc: "Tiền hưởng thai sản có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?" Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.