[Mẫu] Đơn xin nghỉ thai sản hưởng chế độ BHXH mới nhất 2023
Lao động nữ khi mang thai đến thời gian chuẩn bị sinh cần làm mẫu đơn xin nghỉ thai sản để được hưởng đầy đủ chế độ thai sản của BHXH. Cùng EFY-eBHXH tìm hiểu nhé.
Nộp đơn nghỉ thai sản trong thời gian nào?
Lao động nữ mang thai có quyền lựa chọn thời gian nghỉ thai sản cho mình. Tuy nhiên nếu muốn được hưởng chế độ thai sản thì sẽ phải tuân thủ theo thời gian quy định của luật BHXH.
Căn cứ theo Khoản 1 điều 34 của luật BHXH năm 2014:
““Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng”.
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản
Nữ lao động xin nghỉ hưởng chế độ thai sản cần điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn nghỉ thai sản. Sau đó nộp lại cho đơn vị sử dụng lao động để được hưởng chế độ thai sản đúng quy định.
Dưới đây là mẫu đơn nghỉ thai sản phổ biến nhất hiện nay:
>>> Tải ngay mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản TẠI ĐÂY
Đối với trường hợp người lao động đã nghỉ việc, nhưng vẫn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản, Người lao động sử dụng mẫu đơn nghỉ thai sản dành cho người đã nghỉ việc dưới đây để nộp trực tiếp lên cơ quan BHXH để được hưởng chế độ thai sản.
>>> Tải ngay mẫu đơn xin nghỉ hưởng chế độ thai sản dành cho người lao động đã nghỉ việc TẠI ĐÂY
Quy định về thời gian nghỉ thai sản hưởng chế độ BHXH
Thời gian hưởng thai sản của lao động nữ được quy định cụ thể tại Luật BHXH số 58/2014/QH13 trong từng trường hợp cụ thể:
Căn cứ theo Điều 32 của Luật BHXH quy định:
- Trong thời gian mang thai lao động nữ được nghỉ tối đa 5 lần để đi khám thai, mỗi lần 1 ngày. Nếu cơ sở khám thai ở xa hoặc người mang thai có bệnh lý không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho một lần đi khám thai.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Căn cứ theo Điều 33 của Luật BHXH quy định:
Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
STT |
Trường hợp |
Thời gian nghỉ |
1 |
- LĐ nữ sảy thai mà thai nhi dưới 05 tuần tuổi |
10 ngày |
2 |
- LĐ nữ sảy thai mà thai nhi từ 05 tuần đến dưới 13 tuần tuổi |
20 ngày |
3 |
- LĐ nữ sảy thai mà thai nhi từ 13 tuần đến dưới 25 tuần tuổi |
40 ngày |
4 |
- LĐ nữ sảy thai mà thai nhi từ 25 tuần tuổi trở lên |
50 ngày |
Căn cứ theo Điều 34 của Luật BHXH quy định:
- Thời gian LĐ nữ sinh con hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh con là 6 tháng. Nếu sinh đôi thì từ con thứ 2 trở đi, LĐ nữ sẽ được nghỉ thêm 1 tháng.
Lưu ý: Thời gian nghỉ trước khi sinh hưởng chế độ thai sản tối đa không quá 02 tháng.
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
STT |
Trường hợp |
Thời gian nghỉ |
1 |
Vợ sinh con bình thường |
5 ngày làm việc |
2 |
Vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con trong trường hợp dưới 32 tuần tuổi |
7 ngày làm việc |
3 |
Vợ sinh thai đôi |
10 ngày làm việc |
4 |
Vợ sinh thai 3 trở lên |
10 ngày làm việc cộng thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc |
5 |
Vợ sinh đôi phải làm phẫu thuật |
14 ngày làm việc |
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
Căn cứ theo Điều 36 của Luật BHXH quy định:
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thời gian cho đến khi con nhận nuôi đủ 6 tháng tuổi.
4.5 Thời gian hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai
Căn cứ theo Điều 37 của Luật BHXH quy định:
- Trong trường hợp người lao động nữ đặt vòng tránh thai sẽ được nghỉ 7 ngày.
- Trong trường hợp người lao động nữ thực hiện biện pháp triệt sản sẽ được nghỉ 15 ngày.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH người lao động nghỉ chế độ thai sản sẽ không phải tham gia đóng BHXH bắt buộc. Ngoài ra, họ cũng không phải đóng BHTN và BHYT. Cơ quan BHXH sẽ đứng ra đóng bảo hiểm y tế cho NLĐ.
Nếu NLĐ nữ đã nghỉ làm trước khi sinh con hoặc đang nghỉ hưởng chế độ thai sản mà nghỉ việc thì người lao động có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.
NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sẽ vẫn được tính đóng BHXH. Thời gian đóng BHXH sẽ không bị gián đoạn với thời gian đóng trước đó. Tuy nhiên quyền lợi này chỉ áp dụng với NLĐ vẫn đang chịu sự quản lý của doanh nghiệp.
Nếu trường hợp NLĐ đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản sẽ không được tính là đã đóng BHXH.
Một trường hợp khác là hợp đồng lao động của NLĐ đã hết hạn trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản và công ty không gia hạn hợp đồng thì thời gian hưởng chế độ thai sản cũng sẽ không được tính là đóng bảo hiểm xã hội.
Để không bị gián đoạn quá trình tham gia BHXH, NLĐ có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nhiên sẽ không được hưởng chi trả chế độ thai sản, ốm đau như trường hợp đóng BHXH bắt buộc tại doanh nghiệpTrên đây là mẫu đơn nghỉ thai sản cho người lao động tham khảo cũng như quy định về thời gian nghỉ việc hưởng thai sản. Người lao động cần nắm rõ để không bị mất quyền lợi của mình.