Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Quyền lợi hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi mang thai của người lao động

Quyền lợi hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi mang thai của người lao động

Đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì có đồng thời được nhận chế độ thai sản hay không đang là thắc mắc của rất nhiều người lao động. Trong bài viết hôm nay, cùng EFY-eBHXH giải đáp thắc mắc khi mang thai lao động nữ có vừa được hưởng trợ cấp thất nghiệp vừa được nhận chế độ thai sản hay không?

1. Quyền lợi hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) khi mang thai của người lao động

quyen-loi-huong-bao-hiem-that-nghiep-khi-mang-thai-cua-nguoi-lao-dong

Điều kiện hưởng BHTN khi mang thai của người lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Mục 3 của Luật Việc làm, người lao động khi mang thai nghỉ việc vẫn có thể hưởng BHTN theo quy định của pháp luật nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, điều kiện hưởng BHTN bao gồm các trường hợp được quy định cụ thể sau:

(1) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật;

- Người lao động được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

(2) Người lao động đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 43 của Luật này; Người lao động đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 của Luật này;

(3) Người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

(4) Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN trừ các trường hợp:

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an;

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Bị tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù;

(5) Người lao động ra nước ngoài định cư hoặc đi lao động nước ngoài theo hợp đồng;

(6) Người lao động chết.

2. Người lao động nữ mang thai nhận BHTN có được hưởng chế độ thai sản

quyen-loi-huong-bao-hiem-that-nghiep-khi-mang-thai-cua-nguoi-lao-dong

Điều kiện người lao động mang thai nhận BHTN

Lao động nữ khi mang thai vẫn có thể được nhận BHTN khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật BHXH số 58/2014/QH13 và Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

(1) Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Lao động nữ mang thai và sinh con;

- Lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

- Lao động nữ đặt vòng tránh thai và thực hiện các biện pháp triệt sản;

- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

- Người lao động nam đang đóng BHXH mà có vợ sinh con;

(2) Người lao động đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng đến 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

(3) Người lao động đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng đến 12 tháng trước khi sinh con;

3. Hưởng xong BHTN mới nộp hồ sơ thai sản có được hưởng chế độ thai sản không?

quyen-loi-huong-bao-hiem-that-nghiep-khi-mang-thai-cua-nguoi-lao-dong

Đã nhận BHTN mới nộp hồ sơ thai sản có được không?

Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 101, 102, 103 của Luật BHXH và Điều 5 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày quay trở lại làm việc.

Đối với người lao động đã nghỉ việc, luật chỉ quy định phải nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm nơi cư trú và không có quy định về thời hạn.

Như vậy, nếu bạn muốn hưởng xong BHTN mới nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản sẽ không bị ảnh hưởng gì vì không có quy định cụ thể về thời hạn phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, nếu bạn đã đủ hồ sơ thì nên nộp sớm để được giải quyết hưởng chế độ thai sản.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc ở công ty gồm những gì?

Căn cứ theo Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 4 Quy trình giải quyết, hưởng chế độ BHXH và chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH 2019, người lao động cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

- Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của con;

- Sổ BHXH đã chốt khi nghỉ việc ở công ty.

Đồng thời, khi nộp hồ sơ người lao động cần mang theo giấy tờ xác nhận thân nhân có ảnh như căn cước công dân/hộ chiếu và Giấy xác nhận cư trú như Sổ hộ khẩu/Giấy tạm trú/ Sổ tạm trú.

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp có được nhận đồng thời bảo hiểm thất nghiệp và chế độ thai sản. Trông qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã nắm rõ các quy định liên quan quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142  Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Trong thời gian thử việc có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

[Cập nhật] Chế độ thai sản về sớm 1 tiếng mới nhất theo quy định Pháp luật

[Mới nhất] Mẫu đơn xin nghỉ thai sản hưởng chế độ BHXH mới nhất 2023

ThuongNTH

Tin tức liên quan
Đang tải...