Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Hướng dẫn ghi mẫu Giấy ra viện Mới Nhất theo thông tư số 56/2017/TT-BYT

Hướng dẫn ghi mẫu Giấy ra viện mới nhất theo thông tư số 56/2017/TT-BYT

Nằm trong lộ trình cải cách thủ tục hành chính BHXH chuyển toàn bộ từ giấy qua điện tử, BHXH Việt Nam chuẩn bị triển khai giao dịch điện tử các hồ sơ thuộc lĩnh vực chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. EFY Việt Nam gửi tới các bạn hướng dẫn ghi mẫu Giấy ra viện để đơn vị và người tham gia có thể trực tiếp kiểm tra, chỉnh sửa kịp thời tránh việc bị trả lại hồ sơ không được xét duyệt chế độ.

Cập nhật mẫu giấy ra viện mới nhất theo quy định của pháp luật

Cập nhật mẫu giấy ra viện mới nhất theo quy định của pháp luật

1. Giấy ra viện là gì?

Trước khi tìm hiểu chi tiết cách viết giấy ra viện, chúng ta cần hiểu rõ về loại giấy tờ này. Hiểu một cách đơn giản, giấy ra viện là một văn bản được dùng để xác nhận tình trạng bệnh nhân. Loại giấy này được các bệnh viện sử dụng để xác nhận bệnh nhân đã điều trị xong chưa? Có đủ điều kiện để ra viện hay không?

Giấy ra viện thường được ký bởi các giám đốc hoặc trưởng khoa nơi bệnh nhân điều trị. Đây là một loại giấy cực kỳ quan trọng, thể hiện tình trạng khỏe mạnh của người bệnh, cho thấy họ đã đủ điều kiện để xuất viện.

Đặc biệt, đây cũng là một trong những hồ sơ quan trọng để xác định chế độ BHXH, BHYT cho NLĐ khi điều trị nội trú. Thông qua giấy ra viện, các cơ quan Bảo hiểm có thể xác định được tình trạng của NLĐ, từ đó xác định mức BHXH mà người đó được hưởng.

2. Hướng dẫn viết giấy ra viện chi tiết nhất

Căn cứ vào Phụ lục 3 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ban hành ngày 29/12/2017 hướng dẫn lập mẫu Giấy ra viện như sau:

MẪU GIẤY RA VIỆN

* Phần thông tin cá nhân:

- Ghi đầy đủ thông tin cá nhân của người bệnh

- Ghi số thẻ BHYT của người bệnh (nếu có)

- Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH (áp dụng khi cơ quan BHXH chính thức thông báo về việc sử dụng mã số BHXH thay thế cho số sổ BHXH)

* Thời gian vào viện, ra viện

- Trên giấy ra viện cần ghi đầy đủ thông tin thời gian vào viện và ra viện của người bệnh.

- Thời gian này là căn cứ tính thời gian hưởng chế độ ốm đau

* Phần chẩn đoán:

1. Đối với các bệnh thông thường: Mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

2. Đối với bệnh phải điều trị dài ngày: Ghi mã bệnh và tên bệnh theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT ban hành ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;

3. Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén;

* Phần phương pháp điều trị:

1. Đối với các bệnh thông thường: Ghi theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

2. Đối với trường hợp phải đình chỉ thai nghén dưới 22 tuần tuổi: Căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai.

3. Đối với trường hợp mang thai từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.

4. Đình chỉ thai nghén vì lý do bệnh lý thì ghi rõ chuẩn đoán theo hướng dẫn chuyên môn đồng thời ghi cụm từ “(phá thai bệnh lý)”. Ví dụ: Chửa ngoài tử cung (thai bệnh lý).

* Phần ghi chú:

1. Ghi lời dặn của thầy thuốc.

2. Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.

3. Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ phải ghi rõ là “để dưỡng thai”. Ví dụ: số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai.

Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.

4. Đối với trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở lên phải đình chỉ thai nghén thì ghi là đẻ non, con chết.

5. Đối với trường hợp đẻ non ghi rõ số con và tình trạng con sau sinh.

6. Trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.

* Ngày, tháng, năm và chữ ký:

1. Việc ghi ngày, tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng với ngày ra viện.

2. Tại phần “Trưởng khoa”: Trưởng khoa hoặc Phó khoa ký tên theo quy chế làm việc của cơ sở khám bênh, chữa bệnh.

Tại phần “Thủ trường đơn vị”: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.

Trên đây là chi tiết cách viết giấy ra viện, các đơn vị, NLĐ cần lưu ý. Hãy điền đúng và đủ thông tin để việc làm hồ sơ hưởng BHXH thuận lợi và tiết kiệm thời gian hơn nhé.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

 

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương của người lao động

Hướng dẫn ghi mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH 

Mức đóng Kinh phí Công đoàn và Đoàn phí Công đoàn 

EFY Việt Nam

Tin tức liên quan
Đang tải...