Công ty nợ bảo hiểm thì người lao động có được hưởng chế độ thai sản không?
Tham gia bảo hiểm là trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động. Vậy nên việc công ty nợ bảo hiểm của người lao động đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Về việc công ty nợ bảo hiểm thì người lao động có được hưởng chế độ thai sản không? Xung quanh vấn đề này, EFY-eBHXH xin được giải đáp trong bài viết sau đây.
Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi được hưởng khi tham gia BHXH bắt buộc
Người lao động có thể tham gia BHXH với hai hình thức là: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong hai loại bảo hiểm này, BHXH bắt buộc là loại hình Bảo hiểm xã hội có tính chất bắt buộc áp dụng đối với một số tượng là người lao động và người sử dụng lao động. Tham gia BHXH bắt buộc, người lao động khi đạt đủ điều kiện sẽ nhận được những quyền lợi bao gồm: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Chế độ bảo hiểm thai sản được quy định tại luật BHXH là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc; gồm các quy định do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai; và cho lao động nam khi có vợ sinh con.
Để được hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm, người lao động cần đáp ứng những quy định tại Khoản 1, 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản:
+ Lao động nữ sinh con.
+ Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Công ty nợ bảo hiểm thì người lao động có thể được hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ theo quy định trên, người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh.
Thêm vào đó, Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định:
“Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.”
Theo đó, khi công ty nợ tiền bảo hiểm mà chưa thể đóng đủ khi giải quyết chế độ cho người lao động thì sẽ xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Việc nợ bảo hiểm là lỗi của đơn vị sử dụng lao động, do vậy người lao động đã đáp ứng đủ những điều kiện kể trên thì có quyền yêu cầu công ty giải quyết chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Pháp luật quy định về mức hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Hiện nay, chế độ thai sản là một trong những quyền lợi bảo hiểm được quan tâm nhiều nhất. Người lao động trong thời gian nghỉ sinh con có thể nhận được các khoản trợ cấp được quy định theo chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội.
Về mức hưởng chế độ thai sản, được quy định 2 chế độ sau:
Đối với lao động nữ:
- Trợ cấp một lần khi sinh con:
Trợ cấp một lần khi sinh con = 2 lần mức lương cơ sở.
- Trợ cấp trong 6 tháng thai sản:
Mức hưởng hàng tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng
đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Đối với lao động nam có vợ sinh con:
- Trợ cấp 1 lần:
Trợ cấp 1 lần = 2 x mức lương cơ sở
- Trợ cấp thai sản:
Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề
trước khi nghỉ việc/24 x số ngày nghỉ.
Người lao động cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản
Khoản 1, Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản được quy định:
+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
+ Trường hợp con chết phải có bản sao giấy chứng tử của con, trường hợp mẹ chết phải có bản sao giấy chứng tử của mẹ.
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.
Trên đây là bài viết về vấn đề công ty nợ bảo hiểm thì người lao động có được hưởng chế độ thai sản không? Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản và muốn được giải quyết thì cần chuẩn bị những giấy tờ theo quy định trên nộp cho đơn vị sử dụng lao động, nơi đang công tác, làm việc.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
SenNTH