Chế độ thai sản cho lao động nữ sinh đôi. Sinh đôi có được hưởng bảo hiểm gấp đôi không?
Người lao động nữ mang thai đôi và sinh hai con cùng một lúc cũng làm người mẹ tăng gấp đôi sự vất vả. Vậy chế độ thai sản cho lao động nữ sinh đôi được ưu tiên nhiều quyền lợi hơn như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của eBHXH để có thêm thông tin nhé.
Tiền trợ cấp một lần cho lao động nữ sinh đôi tăng gấp đôi
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động nữ khi sinh con được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Tức là sinh đôi được hưởng bảo hiểm gấp đôi, tức là NLĐ nữ được hưởng 4 lần mức lương cơ sở. Nếu mang thai ba thì mức hưởng trợ cấp thai sản 1 lần bằng 6 lần mức lương cơ sở.
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh đôi là 7 tháng
Căn cứ theo quy định tại điều 34 luật BHXH, lao động nữa khi sinh con sẽ được hưởng thời gian nghỉ chế độ thai sản trước và sau khi sinh con tổng là 6 tháng.
Trong trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai, với mỗi con sinh thêm sẽ được nghỉ thêm một tháng.
Tóm lại sinh thai đôi, NLĐ nữ sẽ được nghỉ 7 tháng thai sản, nếu sinh ba sẽ được nghỉ 8 tháng thai sản…
Số tiền trợ cấp chi trả cho quá trình hưởng thai sản của người lao động cũng nhiều hơn, cụ thể mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
Mức hưởng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ x 7 tháng
3. Vợ sinh đôi, chồng được hưởng chế độ thai sản thế nào?
Vợ sinh đôi, chồng được hưởng chế độ thai sản tối đa 14 ngày
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nếu như trường hợp vợ sinh một con, người chồng đang đóng BHXH được nghỉ 05 ngày làm việc nếu vợ sinh thường và 07 ngày nếu vợ sinh mổ.
Trường hợp người vợ sinh đôi, số ngày nghỉ của người chồng cũng nhiều hơn, cụ thể:
- Vợ sinh đôi (sinh thường) thì chồng được nghỉ 10 ngày làm việc
- Vợ sinh đôi (sinh mổ) thì chồng được nghỉ 14 ngày làm việc
- Nếu vợ sinh ba trở lên thì cứ mỗi con, chồng được nghỉ thêm 3 ngày làm việc.
Trong thời gian nghỉ để chăm sóc vợ sinh con, lao động nam nhận được số tiền chế độ thai sản được tính như sau:
Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ : 24 x Số ngày nghỉ
4. NLĐ nữ được hưởng chế độ dưỡng sức lên đến 10 ngày
Sau khi hết thời gian hưởng chế độ thai sản để quay lại làm việc, trong vòng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe của họ chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức từ 5 đến 10 ngày. Nếu sinh 1 con thì được nghỉ dưỡng sức 5 ngày hoặc 7 ngày. Nếu sinh đôi thì chế độ nghỉ dưỡng sức tối đa là 10 ngày (gồm cả ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần).
Mỗi ngày nghỉ, NLĐ được thanh toán 30% mức lương cơ sở.
Ví dụ hiện tại, mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2023 là 1,8 triệu đồng.
Tiền dưỡng sức = 30% x 1,8 triệu đồng x 10 ngày = 5,4 triệu đồng
Căn cứ theo Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết hoặc bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sinh con mà mẹ chết.
- Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh về tình trạng người mẹ sau khi sinh con không đủ sức khỏe để chăm sóc con.
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của của người mẹ trong trường hợp con chết sau sinh và chưa được cấp giấy chứng sinh
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh về việc người lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.
Số lượng thành phần hồ sơ là 1 bản.
Tóm lại khi sinh thai đôi bạn cũng chỉ cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ thai sản là bản sao giấy khai sinh (bản sao giấy chứng sinh) của 2 con để nộp cho công ty nơi bạn đang làm việc.
Trên đây là những quy định về chế độ thai sản cho lao động nữ sinh đôi và quyền lợi được hưởng cho chồng có vợ sinh thai đôi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.