Thay đổi số Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân trên sổ BHXH có phải cấp lại số BHXH không?
Năm 2021, việc cấp căn cước công dân sẽ được thực hiện thống nhất trên cả nước dẫn đến việc thay đổi số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân. Vậy, đối với những người thay đổi số CMND/ CCCD trên sổ BHXH có phải cấp lại sổ BHXH không? Nội dung này sẽ được EFY Việt Nam giải đáp chi tiết trong bài viết này
Thay đổi số chứng minh nhân dân trên sổ bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH, các trường hợp cấp lại sổ BHXH bao gồm:
- Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng;
- Cấp lại sổ BHXH do NLĐ thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày/ tháng/ năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch.
Với quy định này, có thể thấy, BHXH không ghi nhận trường hợp cấp lại sổ BHXH khi thay đổi số CMND sang Căn cước công dân.
Trước đó, Công văn số 3835/BHXH-CST cũng nêu rõ về việc sai sót các tiêu thức giữa sổ bảo hiểm xã hội và giấy chứng minh thư nhân dân có nêu:
Nếu người tham gia BHXH, BHTN có thay đổi 1 trong các các nội dung như số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp Giấy CMND/CCD, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ BHXH mà chỉ cần thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin để cơ quan BHXH cập nhật, điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì việc số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân trên BHXH và số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân mới hiện nay không thuộc trường hợp phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, thuận tiện cho quá trình giải quyết chế độ sau này. Do đó, khi NLĐ làm việc công ty nếu trước đây dùng số Chứng minh nhân dân / căn cước công dân cũ để tham gia đóng BHXH thì sau này NLĐ vẫn có thể sử dụng số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân đó để giải quyết chế độ BHXH của mình khi đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ.
Trong trường hợp cơ quan bảo hiểm không giải quyết vì lý do số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân khác thì NLĐ có thể liên hệ với cơ quan công an (nơi thực hiện cấp CMND/CCCD) để xin giấy xác nhận hai số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân là của cùng một người được. Nếu cơ quan công an không xác định thì NLĐ có quyền làm đơn yêu cầu họ trả lời bằng văn bản để có cơ sở khiếu nại giải quyết, vì theo quy định thì công dân vẫn có quyền được cấp giấy xác nhận số CMND/CCCD cho công dân. Cụ thể, theo nội dung tại Thông tư 07/2016/TT-BCA có quy định một số Điều luật căn cước công dân và nghị định số 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành luật căn cước công dân.
Làm thẻ CCCD gắn chíp có phải đổi sổ BHXH không?
Như vậy, khi có sự thay đổi về số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân trên sổ bảo hiểm xã hội thì NLĐ chỉ cần làm hồ sơ điều chỉnh để cơ quan BHXH cập nhật vào cơ sở dữ liệu chứ không cấp lại sổ BHXH. Vậy thủ tục hồ sơ gồm những gì?
- Đối với Người lao động cần, khi cần điều chỉnh số CMND/ CCCD trên sổ bảo hiểm chuẩn bị những giấy tờ sau:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).
+ Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng: CMND/CCCD hoặc giấy xác nhận hai số chứng minh thư nhân dân là của cùng một người được cấp theo quy định.
- Nơi nộp hồ sơ:
+ Đối với người đang làm việc tại đơn vị: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
+ Đối với người tham gia BHXH tự nguyện: Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
+ Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.
- Đối với đơn vị sử dụng NLĐ hoặc đại lý thu cần bổ sung thêm các giấy tờ sau:
+ Xác nhận Tờ khai (Mẫu TK1-TS) khi NLĐ điều chỉnh thông tin số CMND/ CCCD trên sổ BHXH: thông tin điều chỉnh là đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận, ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận;
+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Sau đó người SDLĐ và Đại lý thu phải nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH tỉnh/ huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp.
Hồ sơ, thủ tục thay đổi số chứng minh nhân dân trên sổ bảo hiểm xã hội
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho đơn vị SDLĐ hoặc Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH (tùy trường hợp).
- Trường hợp Người lao động tự nộp hồ sơ
+ NLĐ nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan BHXH, Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử với cơ quan BHXH.
+ Trường hợp NLĐ thực hiện giao dịch điện tử: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
- Người sử dụng lao động/Đại lý thu nộp hồ sơ:
+ Người SDLĐ/ Đại lý thu nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử.
+ Trường hợp người SDLĐ/ Đại lý thu thực hiện giao dịch điện tử: Lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 4: Cập nhật vào cơ sở dữ liệu
Hy vọng qua bài viết này sẽ giải đáp được hết những thắc mắc của bạn đọc trong thời gian vừa qua về nội dung thay đổi số chứng minh nhân dân trên sổ bảo hiểm xã hội. Đơn vị cần lưu ý để thực hiện đúng tránh những sai sót sau này.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Dương 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
HaTT