Quy chế trả lương khoán theo quy định của pháp luật hiện hành
Hình thức trả lương khoán được áp dụng phổ biến trong mối quan hệ lao động. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng hiểu về cách tính lương khoán. Trong bài viết hôm nay, cùng EFY-eBHXH tìm hiểu lương khoán là gì và quy chế trả lương khoán theo quy định của pháp luật hiện hành.
Định nghĩa lương khoán là gì
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lương khoán được định nghĩa cụ thể như sau:
Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán và được căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc, thời gian phải hoàn thành.
Như vậy, lương khoán được hiểu là khoản tiền lương được người sử dụng lao động trả cho người lao động dựa trên chất lượng, khối lượng công việc và thời gian hoàn thành công việc được giao.
Do đó, lương khoán được sử dụng phổ biến trong các công việc mang tính chất tạm thời, thời vụ.
Tuy nhiên, trên thực tế người sử dụng lao động và người lao động được phép thỏa thuận về hình thức trả lương. Theo Điều 96 Bộ Luật lao động 2019, người sử dụng lao động và người lao động được thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Lương được trả bằng các hình thức như tiền mặt hay tài khoản cá nhân của người lao động.
Trong trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng của người lao động thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Quy chế trả lương khoán theo quy định của pháp luật
Theo khái niệm lương khoán ở trên, thì cách tính lương khoán sẽ được căn cứ vào khối lượng hoàn thành công việc được thỏa thuận trước (đúng chất lượng, thời gian và đơn giá giao khoán).
Cách tính lương khoán theo sản phẩm như sau:
Ví dụ: Người lao động A được thuê gia công 10 bộ bàn ghế trong vòng 1 tháng với mức lương khoán cho việc hoàn thành 10 bộ bàn ghế theo đúng mẫu mã, chất lượng là 10 triệu đồng.
Sau 1 tháng, lao động A hoàn thành công việc thì sẽ nhận được toàn bộ số tiền làm khoán theo thỏa thuận là 10 triệu đồng.
Nếu lao động A chỉ hoàn thành 8 bộ bàn ghế thì lương khóa A nhận được sẽ là 80% x 10 triệu = 8 triệu đồng.
Do vậy, người lao động và người sử dụng lao động cần thỏa thuận với nhau về mức lương khoán và hình thức trả lương để làm căn cứ tính lương khoán.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 97 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương khoán, người lao động được hưởng lương theo hình thức khoán được trả theo kỳ hạn thỏa thuận của hai bên.
Trong trường hợp công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng người lao động được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Mặc dù hình thức trả lương khoán do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận, nhưng sẽ có quy định riêng nếu lựa chọn hình thức trả lương không có cơ sở thuận tiện cho người lao động.
Cụ thể, người sử dụng lao động có thể trả lương bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng của người lao động. Trong trường hợp người sử dụng lao động thanh toán tiền lương qua tài khoản ngân hàng thì phải chịu các chi phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền.
Ưu - Nhược điểm của hình thức trả lương khoán
Thỏa thuận đơn giá dễ dàng: Người lao động và người sử dụng lao động được phép thỏa thuận đơn giá, hình thức trả lương để phù hợp với các bên trong quá trình thực hiện công việc.
Đảm bảo chất lượng và khối lượng công việc phải hoàn thành: Việc trả lương khoán tạo động lực để người lao động làm việc cẩn thận, tỉ mỉ và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, người lao động còn có trách nhiệm đảm bảo hoàn thành sản phẩm.công việc theo yêu cầu đã được các bên thỏa thuận ban đầu
Người sử dụng lao động phải ứng trước một khoản tiền lương cho người lao động nếu công việc phải thực hiện trong thời gian dài. Với hình thức trả lương khoán thì người lao động chỉ được nhận lương khi đã hoàn thành công việc, nhưng trong trường hợp công việc phải thực hiện trong thời gian dài thì có thể gây ra khó khăn trong sinh hoạt cũng như cuộc sống của người lao động.
Với phù hợp với các công việc có tính chuyên môn cao: Thông thường các công việc đòi hỏi người lao động có chuyên môn cao và cần được thực hiện một cách toàn diện, thống nhất mới sử dụng hình thức trả lương khoán.
Người lao động nhận lương khoán có phải đóng BHXH không?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp từ đủ 01 tháng trở lên thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Việc người lao động đóng BHXH bắt buộc không phụ thuộc vào thời hạn của hợp đồng và bất kỳ hình thức trả lương nào.
Như vậy, người lao động nhận lương khoán vẫn phải tham gia đóng BHXH bắt buộc nếu có ký kết hợp đồng giao khoán từ đủ 01 tháng trở lên. Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động không có hợp đồng thỏa thuận làm việc thì người nhận lương khoán không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH 2014, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật về lao động. Trong trường hợp người lao động được trả lương khoán không cố định hàng tháng thì doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh mức lương đóng BHXH tương ứng.
Trên đây là nội dung liên quan lương khoán và quy chế trả lương khoán theo quy định của pháp luật hiện hành. Nắm rõ quy định liên quan đến hình thức lương khoán là việc cần thiết đối với cả người lao động và người sử dụng lao động.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms. Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
ThươngNTH