Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Mẫu thang lương bảng lương mới nhất năm 2023

Mẫu thang lương bảng lương mới nhất năm 2023

Thang bảng lương được doanh nghiệp xây dựng để làm căn cứ trong việc trả lương cho người lao động (NLĐ). Việc xây dựng thang bảng lương cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy xây dựng thang bảng lương được quy định như thế nào? Cách xây dựng thang bảng lương năm 2023, mẫu thang bảng lương năm 2023 như thế nào? Chúng tôi sẽ làm rõ điều này qua bài viết dưới đây.

Quy định về thang bảng lương

Thang lương là hệ thống các nhóm lương/ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho NLĐ tùy theo năng lực, mức độ phức tạp của công việc. Tổ chức – DN sẽ trả lương cho NLĐ dựa trên thang bảng lương đã xây dựng.

Mẫu thang lương bảng lương mới nhất năm 2023

Quy định về thang bảng lương

Thang bảng lương là một công cụ cực kì hữu hiệu để hỗ trợ các nhà quản lý DN điều tiết chi phí trả lương cho nhân viên.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019:

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động và trả lương cho NLĐ.

- Mức lao động là mức trung bình đảm bảo số đông NLĐ thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc bình thường và phải được áp dụng trước khi ban hành chính thức

- Khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động, người sử dụng lao động cần phải có sự tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở nếu doanh nghiệp có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở. Trong trường hợp doanh nghiệp không có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở thì doanh nghiệp không cần xin tham khảo ý kiến.

- Thang lương, bảng lương và mức lao động được ban hành phải được doanh nghiệp công bố công khai tại nơi làm việc trước khi bắt đầu thực hiện.

Lưu ý: Người sử dụng lao động không cần nộp thang lương, bảng lương cho Phòng LĐ – TB&XH, doanh nghiệp tự lưu và giải trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu

Cách xây dựng thang bảng lương?

Trước khi tiến hành xây dựng thang lương, bảng lương, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định sau:

Mẫu thang lương bảng lương mới nhất năm 2023

Cách xây dựng thang bảng lương?

- Mặc dù pháp luật không giới hạn số bậc lương tối đa nhưng doanh nghiệp phải xây dựng ít nhất 2 bậc lương. NLĐ đủ điều kiện nâng bậc lương sẽ nâng lên 1 bậc. Hiện nay, các doanh nghiệp thường xây dựng từ 5 - 15 bậc lương. Khoảng cách giữa các bậc lương sẽ được xác định dựa theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tùy thuộc vào tính chất công việc hoặc chức danh mà doanh nghiệp cần phân ra các nhóm khác nhau để áp dụng bậc lương khác nhau.

- Đối với bậc 1 mức lương không được thấp hơn lương tối thiểu vùng. 

Mức lương khởi điểm của công việc, chức danh trong thang bảng lương do doanh nghiệp xác định là mức n\lương được ghi nhận trong hợp đồng lao động. Mức lương này dựa trên mức độ phức tạp của công việc, chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm. Mức lương khởi điểm trong điều kiện lao động bình thường sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có hiệu lực từ ngày 1/7/2022 quy định cụ thể mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng thêm từ 180.000 - 240.000 đồng so với mức lương tối thiểu cũ quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

+ Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (tăng 260.000 đồng/tháng)

+ Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng)

+ Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng)

+ Vùng IV: 3.250.000 đồng/ tháng (tăng 180.000 đồng/tháng)

- Đối với lao động đã qua đào tạo, căn cứ theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2022 cũng không còn quy định về việc “NLĐ làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng”. Do đó, quy định hiện hành không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động đã qua đào tạo cao hơn ít nhất 7%, trừ trường hợp trước đó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể. Theo đó, nếu người lao động và người sử dụng lao động trước đó có ký hợp đồng lao động, thỏa ước lao động mà trong đó các thỏa thuận có nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề được nhận lương cao hơn 7% so với mức tối thiểu vùng” thì người sử dụng lao động phải tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, cơ quan BHXH vẫn khuyến nghị doanh nghiệp vẫn nên trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm công việc đòi hỏi đã qua đào tạo để đảm bảo an toàn pháp lý.

- Đối với công việc, chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%. Chức danh, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% với chức danh, công việc tương đương nhưng làm việc trong điều kiện bình thường.

Mẫu thang bảng lương năm 2023

Tải mẫu thang bảng lương năm 2023 tại đây.

Mẫu thang lương bảng lương mới nhất năm 2023

Mẫu thang bảng lương năm 2023

Trên đây là chi tiết nội dung quy định về thang bảng lương năm 2023. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc xây dựng thang bảng lương.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

  ✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142  Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Các khoản tính đóng, không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023

Lương tối thiểu vùng tăng, lương hưu có tăng không?

Các khoản trích theo lương là gì? Cách tính các khoản trích theo lương

HaTT

Tin tức liên quan
Đang tải...