Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Người lao động tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc được không?

Người lao động tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc được không?

Khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, ngoài chế độ hưu trí, tử tuất, người lao động (NLĐ) còn có chế độ thai sản, ốm đau, chế độ BNN- TNLĐ... Khi nghỉ việc quyền lợi tham gia BHXH bắt buộc của người lao động sẽ bị cắt. Vậy nếu người lao động muốn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc thì có được không?

Người lao động tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc được không?

Người lao động tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc được không?

1. Người lao động khi nghỉ việc tự đóng bảo hiểm xã hội được không?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

- Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người SDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn làm việc từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; lực lượng quân đội...;

- Cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Điều 2, Luật BHXH 2014, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện phải là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp phải tham gia BHXH bắt buộc nêu trên.

Như vậy, người lao động có thể tự đóng BHXH sau khi nghỉ việc. Tuy nhiên, khi tự đóng BHXH NLĐ phải tham gia BHXH dưới hình thức BHXH tự nguyện.

Tuy nhiên, do tham gia BHXH tự nguyện nên NLĐ chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất mà mất đi các chế độ thai sản, chế độ ốm đau, chế độ TNLĐ-BNN. Điều này sẽ khiến NLĐ bị thiệt thòi hơn so với những NLĐ khác đang tham gia BHXH bắt buộc.

2. Đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

NLĐ nghỉ việc mà vẫn muốn tham gia BHXH để được hưởng một số quyền lợi như chế độ hưu trí, tử tuất thì cần làm như thế nào. Căn cứ theo quy định của pháp luật sẽ chia thành các trường hợp cụ thể như sau:

Người lao động tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc được không?

Người lao động tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc được không?

Trường hợp người lao động nghỉ việc để tìm việc mới

Căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 61, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, NLĐ khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH 1 lần thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH.

Trong trường hợp NLĐ nghỉ việc ở đơn vị cũ để tìm công việc mới tốt hơn thì nên lựa chọn việc bảo lưu thời gian tham gia BHXH. Việc bảo lưu thời gian này sẽ mang lại lợi ích cho NLĐ. Khi tìm được việc làm mới, NLĐ sẽ tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc và nhận được nhiều quyền lợi hơn so với việc tham gia BHXH tự nguyện.

Đồng thời, cũng theo quy định tại Khoản 5, Điều 3, Luật BHXH 2014 quy định về việc bảo lưu thời gian đóng BHXH như sau:

- Thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi NLĐ bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng.

- Trường hợp NLĐ đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH.

Trường hợp người lao động nghỉ hẳn và làm việc tự do

Người lao động tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc được không?

Trường hợp người lao động nghỉ hẳn và làm việc tự do

Trong trường hợp  NLĐ nghỉ hẳn, làm việc tự do và không tiếp tục ký kết HĐLĐ với bất kỳ đơn vị hay doanh nghiệp nào thì NLĐ đồng nghĩa với việc không tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc nữa, để đảm bảo được hưởng một số quyền lợi của BHXH thì NLĐ nên lựa chọn hình thức tham gia BHXH tự nguyện. Với hình thức tham gia BHXH này, người tham gia có thể lựa chọn mức đóng, phương thức đóng BHXH phù hợp với mức thu nhập hiện tại của mình.

Việc tham gia BHXH tự nguyện sẽ giúp cho người tham gia tiếp tục duy trì chế độ hưu trí và chế độ tử tuất cho NLĐ. Ngoài ra NLĐ còn được Nhà nước hỗ trợ thêm một phần tiền đóng BHXH tự nguyện để khuyến khích người dân tham gia.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 87, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng BHXH tự nghuyện. Cụ thể mức đóng BHXH tự nguyện sẽ bằng 22% mức thu nhập do người tham gia lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là 700.000 đồng và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Trên đây là chi tiết hướng dẫn về việc người lao động tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc. Người lao ddọng cần nắm vững quy định này để đảm bảo lợi ích cho bản thân mình.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

 

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Giải đáp: Mức lương để tính trợ cấp thôi việc là bao nhiêu?

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn – người lao động cần lưu ý điều gì?

HaTT_TT

Tin tức liên quan
Đang tải...