Quy định về nghỉ phép của người lao động khi có người thân mất 2023
Khi có người thân mất, người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày? Cùng eBHXH tìm hiểu quy định về nghỉ phép của người lao động khi có người thân mất qua bài viết dưới đây nhé.
Quy định về nghỉ phép khi có người thân mất
Căn cứ theo Điều 115 của Bộ luật lao động năm 2019, Người thân mất được quy về trường hợp nghỉ việc riêng, nghỉ không lương:
- Người lao động được nghỉ mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
- Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi ông nội, bà nội, bà ngoại, anh, chị, em, ruột mất.
Khi nghỉ việc có người thân mất, người lao động cần phải thông báo trước với người sử dụng lao động và thỏa thuận số ngày nghỉ thêm nếu cần thiết.
Ngoài ra, người lao động có thể nghỉ dài ngày hơn để lo ma chay cho người thân bằng 1 trong 2 cách sau đây:
+ Thỏa thuận với người sử dụng lao động nghỉ làm không hưởng lương, miễn sao không vượt quá giới hạn số ngày nghỉ tối đa.
+ Xin nghỉ phép năm: Người lao động xin nghỉ theo phép năm để lo làm tang sự cho người thân mà vẫn được hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.
Người lao động khi nghỉ phép do có người thân mất có cần phải thông báo với người lao động không?
Người lao động cần phải thông báo cho người sử dụng lao động biết khi có người thân mất bằng cách gọi điện, nhắn tin, viết email, viết đơn xin nghỉ phép…
Trong trường hợp người lao động tự nghỉ mà không thông báo hay thỏa thuận với người sử dụng lao động thì sẽ bị coi là tự ý bỏ việc và bị xử lý kỷ luật theo nội quy lao động của công ty.
Theo điều 124 và điều 125 của bộ luật lao động năm 2019, người lao động có thể bị xử lý kỷ luật bằng 1 trong 4 hình thức sau đây:
- Khiển trách
- Kéo dài thời gian nâng lương không quá 6 tháng
- Cách chức
- Mức xử phạt cao nhất là sa thải.
Doanh nghiệp không cho người lao động nghỉ phép khi có người thân mất theo luật lao động bị xử phạt từ 2-5 triệu đồng
Trong trường hợp người lao động có quyền nghỉ làm khi cha, mẹ; cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi; ông, bà nội; ông, bà ngoại; anh, chị, em ruột chết thì người lao động chỉ cần thực hiện nghĩa vụ thông báo cho doanh nghiệp viết và không cần xin ý kiến đồng ý từ họ.
Nếu doanh nghiệp không cho người lao động nghỉ việc trong trường hợp này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 điều 18 nghị định 12/2022/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng đối với hành vi người lao động không đảm bảo cho NLĐ nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của Pháp luật.
Trường hợp là người thân của người lao động là người họ hàng khác qua đời thì người sử dụng lao động vẫn có quyền từ chối yêu cầu xin nghỉ của NLĐ.
Người lao động có thể gọi điện, nhắn tin, gửi email cho doanh nghiệp để xin nghỉ việc riêng. Tuy nhiên, người lao động cũng cần phải viết đơn để thông báo và nhận được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng mới nhất năm 2023:
Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng dành cho người lao động
>>> Tải ngay TẠI ĐÂY
Căn cứ theo quy định của bộ luật lao động, có 3 trường hợp người lao động nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương bao gồm:
- Kết hôn: Nghỉ 3 ngày
- Con kết hôn: Nghỉ 1 ngày
- Bố/mẹ đẻ, bố/mẹ vợ hoặc bố/mẹ chồng chết; vợ/chồng chết; con chết nghỉ 03 ngày.
Trên đây là quy định về nghỉ phép của người lao động khi có người thân mất. NLĐ và người sử dụng lao động cần nắm rõ các quy định trên để thực hiện đúng với quy định Pháp luật.