Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Quy định về các đối tượng ưu tiên trong khám chữa bệnh, mức hưởng BHYT với các đối tượng ưu tiên

Mượn hồ sơ người khác đi làm – Hợp đồng lao động bị vô hiệu và mất quyền lợi khi tham gia BHXH

Hiện nay, tình trạng người lao động (NLĐ) mượn hồ sơ của người khác để đi làm xảy ra phổ biến ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) và tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) là hành vi vi phạm quy định pháp luật và khiến NLĐ mất nhiều quyền lợi.

Mượn hồ sơ người khác đi làm

Mượn hồ sơ người khác đi làm 

Mượn hồ sơ người khác đi làm – Hợp đồng lao động vô hiệu

Theo hướng dẫn tại Công văn 1767/LĐTBXH-BHXH của Bộ LĐTBXH ban hành ngày 31/5/2022 quy định về việc người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết HĐLĐ. Cụ thể:

Việc NLĐ mượn hồ sơ của người khác để thực hiện giao kết HĐLĐ được coi là hành vi:

- Vi phạm nguyên tắc trung thực theo nội dung được quy định tại Khoản 1, Điều 15 của Bộ luật Lao động 2019;

- Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết HĐLĐ theo nội dung được quy định tại Khoản 2, Điều 16 của Bộ luật Lao động.

Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 49 của Bộ luật Lao động 2019, trường hợp NLĐ mượn hồ sơ của người khác để giao kết HĐLĐ thì HĐLĐ sẽ vô hiệu toàn bộ do NLĐ đã giao kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết HĐLĐ quy định.

Như vậy, việc NLĐ mượn hồ sơ của người khác để giao kết HĐLĐ là hành vi vi phạm và HĐLĐ đồng đó sẽ bị tuyên bố vô hiệu.

Mượn hồ sơ người khác đi làm

Mượn hồ sơ người khác đi làm  - Hợp đồng lao động vô hiệu

Theo quy định tại Công văn 1767/LĐTBXH-BHXH:

- Việc xử lý HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết HĐLĐ thực hiện theo nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Lao động 2019 và Điều 10 của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

* Thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu (được thực hiện theo quy định tại Điều 50, Điều 51 Bộ luật Lao động 2019 và và mục 3 Chương III của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP):

- Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu.

Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 10 của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP có quy định: “Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”.

* Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ (được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 51 của Bộ luật Lao động 2019 và Điều 10 của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP)

- Theo quy định tại Khoản 2, Điều 51 của Bộ luật Lao động 2019:

+ Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ được giải quyết theo quy định của pháp luật;

+ Trường hợp do ký sai thẩm quyền thì 2 bên ký lại.

- Theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP:

+ NLĐ và người sử dụng lao động ký lại HĐLĐ theo đúng quy định của pháp luật

+ Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ kể từ khi bắt đầu làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi HĐLĐ được ký lại thực hiện như sau:

> Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong HĐLĐ không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của NLĐ được thực hiện theo nội dung HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu;

> Nếu HĐLĐ có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của HĐLĐ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ thực hiện theo Khoản 2 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;

> Thời gian NLĐ làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của NLĐ cho người SDLĐ để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

+ Trường hợp không ký lại HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:

> Người SDLĐ thực hiện chấm dứt HĐLĐ với NLĐ;

> Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của NLĐ kể từ khi bắt đầu làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt HĐLĐ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;

> Người SDLĐ giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho NLĐ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Như vậy, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xử lý HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do NLĐ và người sử dụng lao động giao kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết HĐLĐ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Mượn hồ sơ người khác đi làm – Hành vi vi phạm khi tham gia BHXH

Mượn hồ sơ người khác đi làm

Mượn hồ sơ người khác đi làm – Hành vi vi phạm khi tham gia BHXH

Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

+ Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, với trường hợp của chị cho người khác mượn CMND/ CCCD để đi làm là hành vi bị nghiêm cấm trong Luật bảo hiểm xã hội.

Xử phạt hành vi mượn hồ sơ của người khác đi làm

Xử phạt vi phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về quản lý, sử dụng CMND/CCCD. Theo đó, việc sử dụng CMND/CCCD của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đến 2 triệu đồng

Cụ thể, phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với hành vi:

- Chiếm đoạt, sử dụng Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND của người khác

- Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND;

Ngoài ra, cũng theo quy định tại Điều 27 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp:

+  Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng đối với NLĐ có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

+ Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với người SDLĐ có hành vi giả mạo hồ sơ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp giả mạo.

Như vậy, hành vi chị cho người khác mượn CMND/CCCD sẽ bị xử phạt hành chính. Ngoài ra, bên mượn và bên người sử dụng lao động cũng sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ – CP.

Như vậy, trường hợp của bạn khi cho người khác mượn hồ sơ để tham gia BHXH với mục đích nào đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Khi đó, cơ quan BHXH sẽ dựa vào hồ sơ và trường hợp của bạn để giải quyết, điều chỉnh thông tin.

NLĐ và người sử dụng lao động cần đặc biệt lưu ý tránh việc người lao động mượn hồ sơ người khác để đi làm, ký kết HĐLĐ và tham gia BHXH. Các hoạt động giao kết hợp đồng cần đảm bảo được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật về BHXH.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Đóng trùng bảo hiểm xã hội ở hai công ty, giải quyết như thế nào?

Có được chuyển đóng BHXH bắt buộc sang đóng BHXH tự nguyện không?

Người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không?

HaTT_TT

Tin tức liên quan
Đang tải...