Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không?

Người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không?

Sổ bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ quan trọng làm căn cứ để người lao động được giải quyết các chế độ về bảo hiểm xã hội. Hiện tại có nhiều lý do để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp theo quy định tại Bộ Luật Lao Động năm 2019. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người lao động lại tự ý nghỉ ngang để chấm dứt hợp đồng. Và một số doanh nghiệp do người lao động nghỉ ngang không báo trước nên công ty không chốt sổ bảo hiểm. Vậy NLĐ nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không? Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ ngang tại công ty như thế nào? Sau đây EFY Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc trên.

Người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không?

NLĐ nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không?

1. Người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không? NLĐ có tự chốt sổ được không?

Theo điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ Luật Lao Động năm 2019 đã nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động đó là: “Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động”

Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định: NSDLĐ phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Từ những quy định trên, có thể thấy, khi người lao động nghỉ việc thì đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ cho người lao động không phụ thuộc vào việc người lao động nghỉ việc đúng hay không đúng theo quy định của pháp luật. Do đó, khi nghỉ việc ngang tại đơn vị thì người lao động bắt buộc phải yêu cầu đơn vị sử dụng lao động chốt sổ bảo hiểm xã hội để đảm bảo các quyền lợi về bảo hiểm xã hội chứ không thể tự mình đi chốt sổ.

Tuy nhiên, do người lao động tự ý nghỉ ngang nên nhiều đơn vị sử dụng cố tình làm khó hoặc yêu cầu phải bồi thường thì mới chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động gây khó khăn cho người lao động khi giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội liên quan. Vậy thì người lao động phải làm gì để được chốt sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp này?

2. Nghỉ ngang công ty không chốt sổ bảo hiểm người lao động phải làm gì?

Người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không?

Nghỉ ngang công ty không chốt sổ bảo hiểm người lao động phải làm gì?

Hành vi tự ý nghỉ việc của NLĐ được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Căn cứ theo Điều 40 của Bộ Luật Lao Động năm 2019, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo họp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 trong thời gian 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thanh toán các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Tuy nhiên thời gian này có thể kéo dài hơn 14 ngày làm việc nhưng không quá 30 ngày làm việc. Như vậy trong khoảng thời gian thực hiện nghĩa vụ khi chấm dứt hợp đồng lao động, khi người lao động thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường và hoàn trả tiền theo đúng quy định cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động cũng phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, trong đó có thủ tục chốt và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Trong trường hợp người lao động đã hoàn thành trách nhiệm của mình với đơn vị nhưng người sử dụng lao động cố tình không trả lại sổ BHXH cho người lao động thì người lao động có thể làm đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết để buộc người sử dụng lao động thực hiện chốt và trả lại sổ cho người lao động. Một số cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong trường hợp này đó là Công Đoàn hoặc thanh tra lao động Sở lao động thương binh và xã hội hoặc phòng lao động thương binh và xã hội. Ngoài ra, người lao động cũng có thể trực tiếp khởi kiện ra Tòa án quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở.

3. Công ty sẽ bị phạt nặng nếu không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động

Người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không?

Công ty sẽ bị phạt nặng nếu không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động

Việc chốt sổ bảo hiểm xã hội là trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Người sư dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 01 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng về hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp cố tình không chốt sổ bảo hiểm xã hôi cho người lao động theo theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Mức phạt sẽ phụ thuộc vào số lượng người lao động mà người sử dụng lao động không hoàn thành trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội. 

Cụ thể: 

- Phạt từ 1 - 2 triệu đồng: Doanh nghiệp vi phạm từ 01 - 10 NLĐ;

- Phạt từ 2 - 5 triệu đồng: Doanh nghiệp vi phạm từ 11 - 50 NLĐ;

- Phạt từ 5 - 10 triệu đồng: Doanh nghiệp vi phạm từ 51 - 100 NLĐ;

- Phạt từ 10 - 15 triệu đồng: Doanh nghiệp vi phạm từ 101 - 300 NLĐ;

- Phạt từ 15 - 20 triệu đồng: Doanh nghiệp vi phạm từ 300 NLĐ trở lên.

Ngoài ra, cũng theo quy định tại Khoản 4 Điều 40 Nghị định này, nếu người sử dụng lao động không trả sổ BHXH cho NLĐ theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động và tối đa số tiền phạt không quá 75 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp thắc mắc của EFY Việt Nam về việc người lao động nghỉ ngang có được tự chốt sổ bảo hiểm hay không. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6142 để được hỗ trợ.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Sổ bảo hiểm xã hội bị mất, người lao động phải làm thế nào?

Công ty cũ không trả sổ bảo hiểm – giải quyết thế nào?

Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

AnhNT

Tin tức liên quan
Đang tải...