Có được chuyển đóng BHXH bắt buộc sang đóng BHXH tự nguyện không?
Khi không còn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, thì người lao động có được chuyển đóng BHXH bắt buộc sang đóng BHXH tự nguyện và Đóng BHXH Tự nguyện có được cộng dồn với thời gian đóng BHXH Bắt buộc trước đó không? Quyền lợi hưởng giữa đóng BHXH bắt buộc và BHXH Tự nguyện có gì khác nhau? Hãy cùng EFY Việt Nam tìm hiểu và giải đáp về những thắc mắc trên.
Chuyển đóng BHXH bắt buộc sang đóng BHXH tự nguyện
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, để tham gia BHXH tự nguyện, người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.
- Không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
=> Như vậy người lao động được chuyển đóng BHXH bắt buộc sang đóng BHXH tự nguyện khi Người lao động đó không còn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Còn nếu vẫn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì dù có nhu cầu, người lao động cũng không được chuyển sang đóng BHXH tự nguyện.
Khi NLĐ nghỉ việc/ chấm dứt hợp đồng lao động tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, nếu chưa đủ thời gian tham gia BHXH để được hưởng lương hưu, người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện để tích lũy thêm thời gian đóng BHXH tính hưởng lương hưu.
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì: Mỗi tháng người tham gia BHXH tự nguyện phải đóng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn.
Mức đóng hằng tháng |
= |
22% |
x |
Mức thu nhập mà người lao động chọn đóng |
- |
Số tiền nhà nước hỗ trợ đóng |
Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Lưu ý: Nếu trước đó, người lao động tham gia BHXH bắt buộc đã được cấp sổ BHXH nên khi chuyển sang đóng BHXH tự nguyện thì cơ quan BHXH tiếp tục ghi nhận thời gian đóng tại chính sổ BHXH đã được cấp.
Mức đóng BHXH tự nguyện
* Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất năm 2022
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn từ giai đoạn năm 2022 - 2025 là: 1,5 triệu đồng (Trước đây, năm 2021 là: 700.000 đồng)
Do đó, nếu chưa tính mức nhà nước hỗ trợ thì mức đóng hằng tháng thấp nhất trong năm 2022 là: 22% x 1.500.000 đồng = 330.000 đồng. (Trước đây là: 22% x 700.000 đồng = 154.000 đồng)
Bên cạnh đó, căn cứ theo nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 14, Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ % trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Cụ thể:
- Đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo: Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHXH hàng tháng
- Đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo: Nhà nước hỗ trợ 25% mức đóng BHXH hàng tháng
- Đối với các đối tượng khác: Nhà nước hỗ trợ 10% mức đóng BHXH hàng tháng
Như vậy, mức đóng được nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện trong năm 2022 là:
- Đối với người thuộc hộ nghèo: 22% x 1.500.000 x 30% = 99.000 (đồng).
- Đối với người thuộc hộ cận nghèo là: 22% x 1.500.000 x 25% = 82.500 (đồng).
- Đối với người thuộc đối tượng khác là: 22% x 1.500.000 x 10% đồng = 33.000 (đồng).
Với mức chuẩn nghèo nông thôn năm 2022 là 1,5 triệu đồng/tháng và mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất năm 2022 của NLĐ sẽ được xác định như sau:
Đối tượng |
Mức đóng |
Mức hỗ trợ |
Mức đóng đã được hỗ trợ |
Hộ nghèo |
330.000 đồng |
99.000 đồng |
231.000 đồng |
Hộ cận nghèo |
330.000 đồng |
82.500 đồng |
247.500 đồng |
Đối tượng khác |
330.000 đồng |
33.000 đồng |
297.000 đồng |
* Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất 2022
Trong năm 2022 chưa thực hiện cải cách tiền lương nên lương cơ sở năm 2022 vẫn là 1.490.000 đồng/tháng. Vì thế, mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện tối đa là: 1.490.000 đồng x 20 = 29.800.000 đồng/tháng.
Theo như cách tính mức hỗ trợ của nhà nước đã hướng dẫn ở trên, mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất năm 2022 của NLĐ sẽ được xác định như sau:
Đối tượng |
Mức đóng |
Mức hỗ trợ |
Mức đóng đã được hỗ trợ |
Hộ nghèo |
6.556.000 đồng |
99.000 đồng |
6.457.000 đồng |
Hộ cận nghèo |
6.556.000 đồng |
82.500 đồng |
6.473.500 đồng |
Đối tượng khác |
6.556.000 đồng |
33.000 đồng |
6.523.000 đồng |
Phương thức đóng BHXH tự nguyện
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP có 06 phương thức đóng mà người tham gia BHXH tự nguyện có thể lựa chọn:
- Đóng hàng tháng;
- Đóng 03 tháng một lần;
- Đóng 06 tháng một lần;
- Đóng 12 tháng một lần;
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm/lần;
- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm.
+ Trường hợp Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 5 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (theo phương thức cuối cùng).
+ Trường hợp Người đóng 3 tháng/lần, 6 tháng/lần, 12 tháng/lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau sẽ được hoàn trả một phần tiền đã đóng trước đó đối với các trường hợp:
> Dừng tham gia BHXH tự nguyện và chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc;
> Hưởng BHXH một lần;
> Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết
Lưu ý: Người đang tham gia BHXH tự nguyện có thể thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã lựa chọn trước đó.
Đóng BHXH tự nguyện
Hồ sơ tham gia đóng BHXH tự nguyện gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS theo quyết định 505).
- Cơ quan BHXH các cấp.
- Đại lý thu (UBND xã nơi cư trú, Bưu điện…).
>> Xem thêm: Mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu? Thủ tục mua như thế nào?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật BHXH năm 2014:
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng các chế độ:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Hưu trí;
- Tử tuất.
NLĐ tham gia BHXH tự nguyện được hưởng các chế độ:
- Hưu trí;
- Tử tuất.
=> Như vậy, khi chuyển từ BHXH bắt buộc sang BHXH tự nguyện, người lao động sẽ giảm bớt chế độ hưởng như chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chỉ còn hưởng 2 chế độ là hưu trí và tử tuất. Tuy nhiên, khi chuyển đóng BHXH bắt buộc sang đóng BHXH tự nguyện, người lao động lại được cộng nối tiếp thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng 2 chế độ hưu trí và tử tuất.
Với những người lao động chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu và không còn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì có thể lựa chọn hình thức đóng BHXH tự nguyện này để được hưởng 1 số quyền lợi khi tham gia BHXH.
Trên đây EFY-eBHXH đã chia sẻ chi tiết về mức chuyển đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc sang đóng BHXH tự nguyện năm 2022. Hy vọng bài viết sẽ giải đáp những vướng mắc mà người lao động đang gặp phải khi có nhu cầu chuyển đóng BHXH bắt buộc sang đóng BHXH tự nguyện.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
NguyenHTT