Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Mua bán giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả bị xử phạt bao nhiêu tiền?

[Giải đáp] Mua bán giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Để hưởng lợi từ chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), nhiều người lao động lựa chọn mua giấy chứng nhận nghỉ giả để hưởng chế độ ốm đau. Trong bài viết hôm nay, cùng EFY-eBHXH giải đáp mua bán giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả bị xử phạt bao nhiêu tiền.

1. Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH dùng để làm gì?

Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH dùng để làm gì?

Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH dùng để làm gì?

Theo các quy định pháp luật, định nghĩa Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH không được định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, theo Luật BHXH 2014 và Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn thi hành Luật BHXH trong lĩnh vực y tế có đề cập đến loại giấy tờ này như sau.

Giấy chứng nhận nghỉ liên quan đến hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm, cụ thể:

- Chế độ ốm đau: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH trong trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú căn cứ theo Khoản 1 Điều 100 Luật BHXH;

- Chế độ thai sản: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú nếu lao động nữ đi khám thai hoặc sẩy, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý hoặc người lao động thực hiện biện pháp tránh thai, căn cứ theo Khoản 2 Điều 101 Luật BHXH.

2. Mua giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả bị xử phạt bao nhiêu tiền?

 Mua giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Mua giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng BHXH, BHTN như sau:

“Phạt tiền từ 1 triệu - 2 triệu đồng đối với người lao động có hành vi: Kê khai không đúng sự thật những nội dung liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, BHTN nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, nếu người lao động có hành vi mua giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.

Trong trường hợp đối tượng mua giấy chứng nghỉ hưởng BHXH giả là tổ chức, thì mức phạt tiền sẽ bằng 02 lần mức phạt trên.

Bên cạnh đó, theo Khoản 3 Điều 40 Nghị định 12/2020/NĐ-CP, người mua giấy nghỉ ốm hưởng BHXH giả có trách nhiệm phải nộp lại cho cơ quan BHXH số tiền đã nhận.

3. Mua giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

3. Mua giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Mua giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Như nội dung giải đáp ở phần trên, hành vi mua giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả được xác định là vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ và tính chất vi phạm mà người lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận BHXH, theo quy định tại Điều 214 Bộ Luật Hình sự 2015. Cụ thể

“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174, 353, 355 Bộ luật này thì bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng và phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã làm sai lệch nội dung để lừa dối cơ quan BHXH hưởng các chế độ BHXH, BHTN.”

Như vậy, trong trường hợp người lao động có hành vi dùng giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả, nếu chiếm đoạt tiền BHXH từ 10 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng trở lên thì đủ để cấu thành tội gian lận BHXH. Với hình phạt được nên cụ thể ở trên.

4. Đơn vị, tổ chức bán giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả bị xử lý như thế nào?

mua-ban-giay-chung-nhan-nghi-huong-bhxh-gia-bi-xu-phat-bao-nhieu-tien

Đơn vị, tổ chức bán giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, trường hợp đủ điều kiện cấu thành tội phạm thì đơn vị, tổ chức bán giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả có thể bị xử lý theo 02 tội sau:

- Tội gian lận BHXH theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015;

- Tội làm giả con dấu, tài liệu của tổ chức, cơ quan;

Như vậy, dựa vào tính chất, quy mô và mức độ mà đơn vị, tổ chức bán giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả sẽ có mức xử lý tương ứng.

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp thắc mắc mua giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả thì bị xử phạt như thế nào. Mọi thắc mắc về bảo hiểm xã hội vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline để được giải đáp nhanh nhất và chính xác nhất.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

[Giải đáp]
 Ép nhân viên đi làm ngày lễ, doanh nghiệp có bị phạt không? 

[Giải đáp] Lao động nữ có bị đuổi việc khi mang thai trong quá trình thử việc?

[Giải đáp] Các trường hợp người lao động không được nhận trợ cấp thất nghiệp

HopLTT

Tin tức liên quan
Đang tải...