Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Hướng dẫn ghi mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH

Hướng dẫn ghi mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH

EFY Việt Nam gửi tới các bạn hướng dẫn ghi mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để đơn vị và người tham gia có thể trực tiếp kiểm tra, chỉnh sửa kịp thời tránh việc bị trả lại hồ sơ không được xét duyệt chế độ.

1. Những trường hợp nào cần sử dụng giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH?

Theo quy định tại quyết định số 166/QĐ-BHXH được ban hành vào ngày 31/1/2019, những trường hợp cần sử dụng giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH sẽ gồm các trường hợp sau:

- Các trường hợp đang giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe và đang điều trị ngoại trú.

- Trường hợp người lao động nữ đi khám thai hoặc bị sẩy thao, nạo hút thai… điều trị ngoại trú.

- Trường hợp nữ lao động đang trong thời gian sinh con và NLĐ này phải nghỉ việc để dưỡng thai. Việc nghỉ dưỡng thai này được áp dụng theo quy định của điều trị ngoại trú.

Trong các trường hợp này, để được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, người lao động phải lập hồ sơ, trong đó có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Và theo quy định hiện hành, loại giấy này phải được cấp bởi Bộ Y tế. Để được cấp giấy chứng nhận này, người lao động phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

2. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định, NLĐ cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại thông tư 56/2017/TT-BYT. Tại khoản 1, điều 20, NLĐ cần đáp ứng được các điều kiện sau:

- Giấy chứng nhận này phải được cấp bởi cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động theo quy định. Đồng thời, người ký giấy chứng nhận phải làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh và thực hiện ký theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh đó.

- Giấy chứng nhận phải được cấp phù hợp với phạm vi hoạt động, đúng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy đó. Phạm vi hoạt động này phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Giấy chứng nhận phải phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của NLĐ, đúng theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải đảm bảo các điều kiện kể trên thì mới hợp lệ. Nếu không, giấy chứng nhận này sẽ không được cấp nhận.

3. Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mới nhất và cách kê khai

Căn cứ vào Phụ lục 7 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ban hành ngày 29/12/2017 hướng dẫn lập mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BHXH

Mục đích

Xác nhận số ngày nghỉ việc của người lao động để chăm con ốm hoặc để điều trị ngoại trú do ốm đau, thai sản, làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định của pháp luật BHXH.

Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế (có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và có đăng ký chữ ký với cơ quan BHXH) ghi và cấp cho người lao động tham gia BHXH để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm.

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải ghi đầy đủ, rõ ràng, không được tẩy xóa và ghi toàn bộ bằng tiếng Việt (nội dung trên 2 liên phải 02 liên như nhau).

Góc trên bên trái: Ghi tên cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh; ghi số khám bệnh vào dòng phía dưới tên cơ sở y tế khám bênh, chữa bệnh (là số thứ tự khám do phòng khám bênh, chữa bệnh cấp). Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhiều bộ phận khám bệnh thì ghi số khám bệnh theo bộ phận khám bệnh đó.

I. Phần Thông tin người bệnh

- Dòng thứ nhất: Ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh của người được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (chữ in hoa). Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh;

- Dòng thứ hai:

Ghi số thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của người bệnh.

Ghi đầy đủ mã số BHXH do cơ quan BHXH cấp (Chỉ áp dụng khi cơ quan BHXH chính thức thông báo về việc sử dụng mã số BHXH thay thế cho số thẻ BHYT)

- Dòng thứ ba: Ghi rõ giới tính

- Dòng thứ tư: Ghi rõ đơn vị nơi người bệnh làm việc và đóng BHXH; trường hợp con ốm thì ghi tên đơn vị mà người cha hoặc mẹ đang làm việc và đóng BHXH do người đến khám cung cấp.

II. Phần Chuẩn đoán và phương pháp điều trị

- Nội dung chuẩn đoán:

1. Ghi rõ tình trạng bệnh lý theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; Ghi rõ tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ban hành ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng BYT ban hành danh mục bệnh dài ngày;

2. Đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén và số tuần tuổi thai

- Phương pháp điều trị:

1. Ghị chỉ định điều trị của bác sỹ

2. Đình chỉ thai nghén:

Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ vào tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai;

Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thủ thuật hay mổ đẻ.

- Số ngày nghỉ:

1. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

2. Đối với trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

3. Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.

III. Phần thông tin cha, mẹ

Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên của cha và mẹ người bệnh (nếu có) trong trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi.

IV. Phần ký xác nhận của thủ trưởng đơn vị

1. Người đứng đầu cơ sỏ khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sỏ khám bệnh, chữa bệnh.

2. Người khám bệnh là người đứng đầu cơ sỏ khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu ở phần này và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ KCB nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.

Trên đây là các điều kiện và cách viết Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Người lao động cần lưu ý các quy định, điều kiện để thực hiện đúng và đủ theo quy định pháp luật. Qua đó đảm bảo giấy chứng nhận hợp lệ và được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Những điều cần biết về giấy nghỉ ốm hưởng Bảo hiểm xã hội

Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày?

Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương của người lao động

EFY Việt Nam

Tin tức liên quan
Đang tải...