Giáo viên hợp đồng có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Hiện nay, giáo viên làm việc tại các trường học, đang có hai hình thức làm việc là theo hợp đồng lao động và trong biên chế nhà nước. Tuy nhiên, so với giáo viê biên chế thì giáo viên hợp đồng sẽ không được hưởng phúc lợi, chế độ hay mức lương giống như giáo viên biên chế. Vậy, trong trường hợp sinh con, giáo viên hợp đồng có được hưởng chế độ thai sản hay không? Bài viết dưới đây EFY Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết điều này.
Giáo viên hợp đồng có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”
Dẫn chiếu theo nội dung tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng được hưởng chế độ thai sản. Theo đó, NLĐ là công dân Việt Nam thuộc các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc dưới đây sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định:
“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương”
Bên cạnh đó, theo nội dung tại Điều 31 Luật BHXH 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản thì NLĐ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Lao động nữ mang thai, sinh con, mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản;
+ NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;
+ Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
- Đối với các lao động nữ sinh con, mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi phải đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con/ nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Theo đó, giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản nhưng cần đảm bảo tham gia đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng. Đối với giáo viên nữ sinh xón phải nghỉ việc dưởng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì phải đóng BHXH 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 32, Luật bảo hiểm xã hội 2014, chế độ nghỉ thai sản trong trường hợp khám thai được quy định như sau:
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày;
- Trường hợp ở xa cơ sở KCB hoặc người mang thai có bệnh lý/ thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày/ lần khám thai.
(Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản này không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.)
Căn cứ theo quy định tại Điều 33, Luật bảo hiểm xã hội 2014 thời gian nghỉ hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu/ phá thai bệnh lý theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền được quy định như sau:
- Được nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
- Được nghỉ 20 ngày nếu thai từ 05 đến dưới 13 tuần tuổi;
- Được nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 đến dưới 25 tuần tuổi;
- Được nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
**Chế độ thai sản đối với giáo viên nữ sinh con
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 34, Luật bảo hiểm xã hội 2014, thời gian hưởng chế độ khi sinh con của giáo viên nữ được quy định như sau:
- Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con trong thời gian 06 tháng.
- Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
**Chế độ thai sản đối với giáo viên nam đang đóng BHXH có vợ sinh con
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong trường hợp giáo viên nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Cụ thể:
- Được nghỉ 05 ngày làm việc;
- Được nghỉ 07 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Được nghỉ 10 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi, trường hợp vợ sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc;
- Được nghỉ 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên phải phẫu thuật.
Lưu ý:
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
- Thời gian hưởng chế độ thai sản không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
**Một số trường hợp đặc biệt:
- Trường hợp sau khi sinh con, con bị chết:
+ Con dưới 02 tháng tuổi bị chết: Mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
+ Con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết: Mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 06 tháng
- Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con: Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
Trường hợp mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện quy định mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia BHXH mà không nghỉ việc theo quy định: Ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ.
- Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở KCB có thẩm quyền: Cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Căn cứ theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, trong vòng 30 ngày đầu quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi, giáo viên còn được nghỉ dưỡng sức sau sinh. Thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh từ 5 - 10 ngày.
Căn cứ theo nội dung Công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB ban hành ngày 18/8/2017 của Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gửi các Sở GD&ĐT:
Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hàng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (Khoản 2, Điều 3, Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 2 tháng đối với giáo viên phổ thông (Khoản 4, Điều 1, Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Trong khoảng thời gian này, giáo viên sẽ được hưởng nguyên lương và hưởng các phụ cấp (nếu có)
Do đó, trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, trong trường hợp thời gian nghỉ chế độ thai sản trùng với lịch nghỉ hè của trường, giáo viên sẽ được sắp xếp để được nghỉ bù. Giáo viên có thể đề nghị hiệu trưởng nhà trường bố trí cho nghỉ phép trước khi nghỉ chế độ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ sau khi nghỉ thai sản. Trường hợp nhà trường không sắp xếp cho giáo viên nghỉ phép thì sẽ yêu cầu hỗ trợ tiền bồi thường.
Lao động nam được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con nếu thuộc một trong 2 trường hợp:
- Chỉ có lao động nam tham gia BHXH và phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.
- Cả 2 vợ chồng cùng tham gia BHXH bắt buộc nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà người cha đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.
Trợ cấp 01 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở = 2,98 triệu đồng
Theo quy định của pháp luật hiện nay chế độ nghỉ thai sản của giáo viên sẽ được tính bao gồm khoản phụ cấp và trợ cấp:
- Trợ cấp thai sản 1 lần: bằng 2 lần mức hưởng lương cơ sở hàng tháng (Trợ cấp được tính riêng cho từng con, nếu sinh 2 con sẽ tính gấp 2, 03 con sẽ tính gấp 3)
- Chế độ thai sản phụ cấp đứng lớp: Ttùy từng ngành, trình độ giảng dạy khác nhau mà giáo viên nghỉ thai sản có thể nhận phụ cấp đứng lớp từ 25 - 50%.
- Chế độ thai sản/ tháng: Bằng 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (Trong vòng 6 tháng)
- Tiền trợ cấp dưỡng sức (trường hợp sau thời gian nghỉ thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi): 30% mức lương cơ sở/ ngày.
lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Giáo viên hợp đồng có được hưởng chế độ thai sản khi tham gia BHXH tự nguyện không?
Căn cứ theo nội dung tại Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ BHXH:
- BHXH bắt buộc gồm 5 chế độ: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí vàTử tuất.
- BHXH tự nguyện gồm 2 chế độ: Hưu trí và Tử tuất.
Như vậy, theo quy định trên BHXH tự nguyện chỉ có chế độ hưu trí và tử tuất mà không có chế độ thai sản.
Vì thế, giáo viên hợp đồng nếu chưa đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc nên ham gia BHXH tự nguyện sẽ không được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Trên đây là chi tiết quy định về thắc mắc giáo viên hợp đồng có được hưởng chế độ thai sản hay không? Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với mọi người.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: