[Giải đáp] Nghỉ ốm trùng với ngày nghỉ phép năm thì chế độ lương, bảo hiểm như thế nào?
Khi bị ốm, người lao động có ngày nghỉ ốm trùng với ngày nghỉ phép năm thì chế độ lương, bảo hiểm như thế nào? Người lao động nên lựa chọn nghỉ ốm hưởng chế độ ốm đau hay nghỉ phép năm sẽ có lợi hơn? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của eBHXH. Cùng tìm hiểu nhé.
Nghỉ ốm trùng với ngày nghỉ phép năm thì chế độ lương, bảo hiểm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo điều 25 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định khi người lao động bị tai nạn (không phải tai nạn lao động), ốm đau mà nghỉ việc sẽ được giải quyết để hưởng chế độ ốm đau nhưng cần phải có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
Mặt khác, căn cứ theo khoản 2, Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nêu rõ sẽ không giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với một số trường hợp sau đây:
- NLĐ bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ làm do say rượu,tự làm hủy hoại sức khỏe, sử dụng chất kích thích, ma túy..
- NLĐ nghỉ làm để điều trị lần đầu do bị TNLĐ, BNN.
- NLĐ bị ốm đau, tai nạn (không phải là tai nạn lao động) đang trong thời gian được nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương; nghỉ theo chế độ thai sản.
Chính vì thế, khi nghỉ ốm trùng với ngày nghỉ phép năm thì người lao động sẽ không được hưởng chế độ ốm đau nhưng vẫn sẽ được người sử dụng lao động trả nguyên lương cho những hưởng chế độ nghỉ phép
Khi bị ốm, nên chọn nghỉ phép năm hay nghỉ theo chế độ ốm đau sẽ có lợi hơn cho NLĐ
Trước khi trả lời thắc mắc nên chọn nghỉ phép năm hay nghỉ theo chế độ ốm đau, người lao động cần hiểu rõ về quyền lợi được hưởng liên quan đến 2 chế độ này:
Chế độ nghỉ phép |
Chế độ ốm đau |
|
Thời gian được nghỉ |
NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động sẽ được nghỉ - 12 ngày làm việc đối với NLĐ làm công việc trong điều kiện làm việc bình thường. - 14 ngày làm việc đối với NLĐ chưa thành niên, bị khuyết tật hay làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nếu làm việc từ 05 năm cho một người sử dụng lao động thì được cộng thêm 01 ngày phép. (Căn cứ pháp lý: Điều 113, Điều 114 Bộ luật Lao động). |
Trường hợp nghỉ ốm đau thông thường: - Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ được nghỉ tối đa: + 30 ngày làm việc/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm. + 40 ngày làm việc/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm. + 60 ngày làm việc/năm nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. - Đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp 0,7 trở lên được nghỉ tối đa: + 40 ngày làm việc/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm + 50 ngày làm việc/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm + 70 ngày làm việc/năm nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. Trường hợp ốm đau dài ngày: + Thời gian nghỉ tối đa là 180 ngày/năm. + Nếu khi đã nghỉ hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH. |
Tiền chế độ |
Tiền chế độ/ngày nghỉ = 100% lương được ghi trong hợp đồng lao động (Căn cứ: Điều 113 bộ luật lao động) |
Tiền chế độ ốm đau = 75% x Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24 x Số ngày nghỉ |
Tóm lại, qua bảng thông tin trên, khi người lao động bị ốm thì nên lựa chọn như sau:
+ Đối với trường hợp nghỉ ốm ngắn ngày thì nên lựa chọn phương án nghỉ phép sẽ nhận được nhiều tiền hơn
+ Đối với trường hợp nghỉ ốm dài ngày thì nên lựa chọn phương án nghỉ theo chế độ ốm đau vì thời gian nghỉ để hưởng chế độ bảo hiểm sẽ dài hơn.
Khi nghỉ ốm theo chế độ ốm đau thì vẫn sẽ được giữ nguyên ngày nghỉ phép năm. Số ngày phép này có thể dự phòng để sử dụng cho những công việc khác quan trọng hơn.
Vì thế mà người lao động không nên vì cái lợi trước mắt là nghỉ hưởng 100% lương để làm dụng ngày phép khi nghỉ ốm.
Trong thời gian nghỉ ốm đau có được tính phép năm?
Căn cứ theo Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về khoảng thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép bao gồm:
- Thời gian học nghề và sau đó tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.
- Thời gian thử việc nếu tiếp tục làm việc cho công ty sau khi hết thử việc
- Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương
- Thời gian nghỉ không lương được doanh nghiệp đồng ý nhưng không quá 1 tháng/ năm.
- Thời gian nghỉ do TNLĐ, BNN nhưng không được quá 6 tháng.
- Nghỉ ốm đau nhưng cộng dồn không quá 2 tháng/ năm.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản.
- Thời gian NLĐ thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở
- Thời gian bị ngừng việc nhưng không phải do lỗi của người lao động.
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác nhưng sau đó xác định là không vi phạm kỷ luật.
Như vậy thì thời gian nghỉ chế độ ốm đau trong các trường hợp trên vẫn được tính phép năm nếu tổng thời gian cộng dồn không vượt quá 2 tháng/năm.
Ngược lại, khi thời gian nghỉ ốm đau vượt quá 2 tháng thì khoảng thời gian vượt quá 2 tháng sẽ không được tính cộng ngày nghỉ phép năm.
Trên đây là những quy định liên quan đến nghỉ ốm trùng với ngày nghỉ phép năm thì chế độ lương, bảo hiểm như thế nào? Người lao động cần nắm rõ để khi nghỉ ốm, lựa chọn nghỉ phép năm hay nghỉ hưởng chế độ ốm đau sẽ có lợi hơn.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: