Quy định về đóng bảo hiểm khi không làm tròn tháng
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những điều kiện để hưởng chế độ của BHXH. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người lao động làm việc không đủ ngày trong tháng không được đóng BHXH sẽ làm mất đi một số quyền lợi do thời gian đóng BHXH bị gián đoạn. Vậy số ngày làm việc trong tháng để đóng BHXH là bao nhiêu? Quy định đóng bảo hiểm không làm tròn tháng thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết điều này.
Quy định về số ngày làm việc trong tháng để được đóng bảo hiểm xã hội
Hiện nay, BHXH đang triển khai 02 hình thức là BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Đối với số ngày làm việc trong tháng để đóng BHXH sẽ chỉ áp dụng đối với hình thức BHXH bắt buộc. Và không có quy định cụ thể về việc đóng BHXH không tròn tháng. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:
“Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”.
Bên cạnh đó, tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”
Như vậy, NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, việc đóng hay không đóng BHXH trong tháng theo quy định pháp luật phụ thuộc vào số ngày nghỉ việc không hưởng lương của người đó, cụ thể, NLĐ nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương thì không đóng BHXH.
Với mỗi trường hợp làm việc không tròn tháng khác nhau, NLĐ có thể thuộc trường hợp đóng hoặc không đóng BHXH theo quy định. Nếu trong tháng NLĐ nghỉ và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó công ty và người lao động không phải đóng BHXH.
Cụ thể sẽ xảy ra 4 trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: NLĐ nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và vẫn hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả
=> NLĐ và người sử dụng lao động vẫn phải đóng BHXH, BHYT theo quy định.
Hiện nay, nhiều bên có thỏa thuận về làm việc không trọn thời gian, số ngày làm việc trong tháng chỉ dưới 14 ngày (NLĐ làm dưới 14 ngày theo đúng hợp đồng, không nghỉ ngày làm việc nào) thì theo Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng BHXH.
Đối với các trường hợp khác, số ngày làm việc theo hợp đồng lao động là trên 14 ngày, NLĐ nghỉ việc không hưởng lương 1 số ngày trong tháng nhưng dưới 14 ngày làm việc thì vẫn đóng BHXH bình thường.
- Trường hợp 2: NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng
=> NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, BHYT; nhưng NLĐ sẽ vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
- Trường hợp 3: NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng
=> NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH; nhưng thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH để tính hưởng BHXH đối với NLĐ.
=> NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHYT, mà cơ quan BHXH sẽ đóng BHYT cho NLĐ.
- Trường hợp 4: NLĐ nghỉ việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng
=> NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH; thời gian này không được tính để hưởng BHXH đối với NLĐ.
Quy định đóng bảo hiểm khi không làm tròn tháng như thế nào?
Về việc đóng BHXH khi không làm tròn tháng, hiện nay pháp luật có một số quy định:
- Theo Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó.”
- Theo Khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT”
Như vậy, theo các quy định trên, NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, việc đóng hay không đóng BHXH trong tháng theo quy định pháp luật phụ thuộc vào số ngày nghỉ việc không hưởng lương của chính chủ thể đó, cụ thể, người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương thì sẽ không đóng BHXH.
Trên thực tế thì với mỗi trường hợp làm việc không tròn tháng khác nhau, NLĐ cũng sẽ phải đóng hoặc không đóng BHXH theo quy định. Nếu trong tháng chủ thể là NLĐ nghỉ và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó công ty và NLĐ sẽ không có trách nhiệm cần phải đóng BHXH.
Trên đây là quy định chi tiết về việc đóng bảo hiểm xã hội không tròn tháng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp mọi người giải đáp được những vướng mắc của mình về việc đóng BHXH không tròn tháng.