[Hướng dẫn] Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú và cách viết mới nhất
Người dân không còn lưu trú tại nơi mình đăng ký thường trú mà đến nơi tạm trú để làm việc và sinh sống một thời gian thì cần phải đăng ký tạm trú. Bài viết dưới đây của EFY-eBHXH sẽ hướng dẫn bạn cách viết đơn xin xác nhận tạm trú theo mẫu mới nhất
Đơn xin xác nhận tạm trú dùng để làm gì?
Việc đăng ký tạm trú khi người dân không còn làm việc và sinh sống tại nơi đăng ký thường trú là rất cần thiết, giúp cơ quan Nhà nước quản lý cư trú tốt hơn, góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội.
Sau khi người dân đăng ký tạm trú thì cần đơn xin xác nhận tạm trú để xác nhận việc tạm trú tại địa phương và dễ dàng thực hiện một số thủ tục mua nhà, đầu tư bất động sản, đăng ký xe máy, ô tô….
Một số trường hợp, doanh nghiệp/công ty của người lao động sẽ yêu cầu đơn xin xác nhận tạm trú của người lao động để hoàn thiện hồ sơ cần thiết cho việc đóng bảo hiểm xã hội cũng như một số giấy tờ khác.
Đây là mẫu đơn xin xác nhận tạm trú phổ biến nhất thường được sử dụng tại các phường, xã, thị trấn
>>> Tải ngay mẫu đơn xin xác nhận tạm trú TẠI ĐÂY
Người dân có thể đến cơ quan công an địa phương để đăng ký trực tiếp và xin mẫu giấy xác nhận tạm trú tại đó. Trong trường hợp người dân đăng ký trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công quản lý cư trú thì có thể xin giấy xác nhận tạm trú online và gửi yêu cầu xác nhận thông tin cư trú theo quy định.
Hướng dẫn cách viết đơn xác nhận tạm trú
Người viết đơn xin xác nhận tạm trú cần lưu ý một số nội dung sau đây:
Phần kính gửi:
Ghi rõ đơn vị có trách nhiệm xác nhận đơn của bạn nơi bạn đang tạm trú
Phần thông tin cá nhân:
Ghi đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân của người làm đơn bao gồm:
+ Họ và tên
+ Ngày tháng năm sinh
+ Địa chỉ thường trú
Phần lý do:
Lý do trình bày rõ ràng, cụ thể lý do xin xác nhận tạm trú để làm gì?
Nay tôi làm đơn này kính mong…… xác nhận cho tôi tạm trú tại ….. từ ngày…tháng…năm đến ngày… tháng… năm
Phần ký xác nhận:
Người làm đơn: Ghi rõ nơi làm đơn, ngày tháng năm làm đơn. Sau đó là chữ ký và ghi rõ lại họ và tên cụ thể
Xác nhận của công an phường/ xã / thị trấn: Người làm đơn bỏ trống phần này.
Sau khi đã điền xong đầy đủ, chính xác phần đơn xin xác nhận tạm trú, người làm đơn cần mang thêm một số giấy tờ khác như CMT/CCCD/Hộ chiếu để xin xác nhận.
Người dân không thực hiện đăng ký tạm trú tạm vắng có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1, Điều 9, Nghị định 144/2021/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2021. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng trong trường hợp:
+ Không thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú..
+ Không thực hiện thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng
+ Không xuất trình sổ tạm trú, sổ hộ khẩu, thông tin giấy tờ liên quan đến cư trú.
- Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng trong các hành vi tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi làm sai lệch nội dung của sổ hộ khẩu, tạm trú, giấy xác nhận thông tin cư cư trú.
Việc đăng ký tạm trú tạm vắng rất quan trọng, người dân cần lưu ý để không vi phạm quy định về Luật cư trú.
Trên đây là hướng dẫn cách viết đơn xin xác nhận tạm trú cơ bản và mẫu đơn tham khảo phổ biến nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.