Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động không?

Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động không?

Một trong nhiều vấn đề mà người lao động quan tâm là vấn đề về sổ bảo hiểm xã hội. Liệu công ty có được quyền giữ sổ bảo hiểm của người lao động hay không? Khi nghỉ việc, nếu công ty không trả số BHXH cho người lao động thì có đúng quy định hay không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

1. Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, một trong những quyền lợi của Người lao động là được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động không?

Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động không?

Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về sổ BHXH đối với người lao động: Sổ BHXH được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định.

Như vậy, công ty không có quyền giữ sổ BHXH của người lao động. Sổ BHXH của người lao động sẽ do người lao động giữ để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH, là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH của người lao động theo quy định của pháp luật.

2. Nghỉ việc nhưng Công ty giữ sổ không chịu trả sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 21, Luật BHXH năm 2014 và Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động không?

Nghỉ việc nhưng Công ty giữ sổ không chịu trả sổ bảo hiểm xã hội

Theo đó, khi người lao động nghỉ việc, công ty có trách nhiệm xác nhận thời gian đóng BHXH của NLĐ (chốt sổ) và trả sổ BHXH lại cho người lao động. Trường hợp công ty giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động là không đúng quy định của pháp luật. Người lao động có thể yêu cầu công ty trả sổ BHXH. Nếu công ty không trả, người lao động có thể khởi kiện công ty để yêu cầu tòa tuyên buộc công ty trả sổ BHXH cho người lao động.

Ngoài ra, khi Người lao động nghỉ việc, Công ty phải hoàn thành thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động 2019.

Như vậy, nghĩa vụ của công ty là phải trả sổ BHXH, chốt sổ BHXH cho Người lao động đã nghỉ việc. Trong trường hợp công ty không trả sổ cho người lao động khi người lao động nghỉ việc sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.

Theo điểm d khoản 4 điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, hành vi không trả sổ BHXH cho người lao động sẽ bị phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng với người sử dụng lao động là cá nhân (trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân).

3. Người lao động cần làm gì khi công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc?

Trong trường hợp công ty cố tình giữ sổ không chịu trả sổ BHXH cho người lao động, người lao động có thể khiếu nại hoặc khởi kiện công ty:

Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động không?

Người lao động cần làm gì khi công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

3.1 Khiếu nại lần đầu đến công ty cũ

Thời hiệu khiếu nại lần đầu (thời gian cho phép bạn được quyền khiếu nại): 180 ngày kể từ ngày bạn biết được quyết định, hành vi của công ty về việc không trả sổ BHXH cho bạn (Khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)

Hình thức khiếu nại: Người lao động có thể gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp (Điều 6 Nghị định 24/2018/NĐ-CP):

- Khiếu nại bằng hình thức GỬI ĐƠN:

Trong đơn khiếu nại cần có đầy đủ các nội dung sau đây:

+ Ngày, tháng, năm khiếu nại;

+ Tên, địa chỉ của người khiếu nại;

+ Tên, địa chỉ của công ty cũ;

+ Nội dung, lý do khiếu nại,

+ Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có)

+ Yêu cầu giải quyết khiếu nại.

+ Đơn khiếu nại phải có ký tên/ điểm chỉ.

- Khiếu nại TRỰC TIẾP: Người lao động sẽ được hướng dẫn viết đơn khiếu nại hoặc ghi lại đầy đủ các nội dung khiếu nại như trên.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu thấy cần thiết, công ty có thể tổ chức đối thoại với người lao động để làm rõ nội dung, yêu cầu khiếu nại, và hướng giải quyết khiếu nại. Việc đối thoại này phải được lập thành biên bản (Điều 22 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: Không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận vụ việc; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận vụ việc. Trong trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ kéo dài hơn (Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).

3.2 Khiếu nại lần 2 tại Sở LĐ-TB&XH

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trường hợp người lao động không đồng ý với quyết định của người sử dụng lao động thì NLĐ có thể làm Khiếu nại lần 2 đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty cũ của người lao động có trụ sở.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chánh Thanh tra Sở phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc đã tiếp nhận đơn khiếu nại cho bạn (Khoản 2 Điều 27 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).

Đối với các trường hợp thông thường, thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 không quá 45 ngày, kể từ ngày tiếp nhận; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày tiếp nhận (Điều 28 nghị định 24/2018/NĐ-CP).

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, Chánh Thanh tra Sở tổ chức đối thoại giữa bạn và công ty cũ, những người có liên quan nếu thấy cần thiết (Điều 30 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, Chánh Thanh tra Sở phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho bạn, công ty cũ và những người liên quan (nếu có) (Điều 32 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).

Trường hợp không đồng ý với quyết định khiếu nại, hoặc nếu ngay từ đầu bạn không muốn làm thủ tục khiếu nại, bạn có quyền KHỞI KIỆN tại tòa án nơi công ty cũ của bạn đặt trụ sở.

Trên đây là chi tiết hướng dẫn về việc công ty có được giữ sổ bảo hiểm của người lao động không. Theo đó, việc công ty giữu sổ bảo hiểm của nhân viên là sai quy định.

  ✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142  Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm xã hội?

Công ty bắt nghỉ để thanh lý hết phép năm, có đúng luật?

Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên có đúng quy định không?

HaTT

Tin tức liên quan
Đang tải...