[Cập nhật] Danh sách bệnh viện tuyến trung ương và tương đương
Bệnh viện tuyến trung ương luôn được rất nhiều người quan tâm khi đăng ký khám, chữa bệnh. Bài viết dưới đây của EFY-eBHXH sẽ liệt kê danh sách bệnh viện tuyến trung ương ở Hà Nội, TPHCM cho bạn đọc tham khảo.
Bệnh viện tuyến trung ương là những bệnh viện tuyến đầu là cả nước, nơi tập trung đội ngũ y bác sĩ và hệ thống trang thiết bị tốt nhất, đầy đủ nhất để phục vụ cho khám, chữa bệnh cho bệnh nhân.
Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương thường là những bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng, nguy hiểm mà tuyến dưới không đáp ứng được kinh nghiệm và cơ sở vật chất lên phải chuyển lên tuyến trên.
Khi khám, chữa bệnh tại BVTW , chất lượng khám chữa bệnh luôn được đặt lên hàng đầu, bệnh nhân được khám và điều trị bằng máy móc và thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ đầu ngành có nhiều kinh nghiệm để xử lý các ca bệnh khó, nặng.
Căn cứ theo điều 6, Thông tư 40/2015/TT-BYT và Công văn số 978/BYT-BH của Bộ Y tế ban hành ngày 25/02/2016 hướng dẫn triển khai việc thực hiện Thông tư số 40/2015/TT-BYT, các cơ sở khám chữa bệnh được coi là bệnh viện tuyến trung ương bao gồm:
- Bệnh viện đa khoa trực thuộc bộ y tế
- Bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện C Đà Nẵng, bệnh viện Thống Nhất
- Bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa thuộc bộ Y tế
- Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I thuộc bộ Quốc Phòng, Y học cổ truyền quân đội, cơ sở khám chữa bệnh khác theo quy định của bộ Quốc Phòng.
Bệnh viện tuyên trung ương thuộc bộ Y tế và bộ Quốc Phòng
Danh sách bệnh viện tuyến trung ương trực thuộc bộ Y tế, bộ Quốc Phòng trực thuộc các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…
Danh sách 34 bệnh viện tuyến trung ương được công khai trên trang thông tin điện tử chính thức của bộ y tế:
1. Bệnh viện Bạch Mai
2. Bệnh viện Chợ Rẫy
3. Bệnh viện C Đà Nẵng
4. Bệnh viện Châm cứu Trung ương
5. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
6. Bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ
7. Bệnh viện Phục hồi chức năng Trung ương
8. Bệnh viện E
9. Bệnh viện Hữu Nghị
10. Bệnh viện Trung ương Huế
11. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
12. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam
13. Bệnh viện K
14. Bệnh viện Phổi Trung ương
15. Bệnh viện 74 Trung ương
16. Bệnh viện Mắt Trung ương
17. Bệnh viện Nhi Trung ương
18. Bệnh viện Nội tiết
19. Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương
20. Bệnh viện Phong - Da liễu trung ương Quỳnh Lập
21. Bệnh viện Phong - Da liễu trung ương Quy Hòa
22. Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TP. Hồ Chí Minh
23. Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
24. Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW
25. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1
26. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2
27. Bệnh viện Thống Nhất
28. Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới
29. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí
30. Bệnh viện Việt Đức
31. Bệnh viện 71 Trung Ương
32. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
33. Bệnh viện Lão khoa Trung ương
34. Bệnh viện Da liễu Trung ương
Bệnh viện tuyến trung ương thuộc bộ Quốc phòng gồm 5 bệnh viện dưới đây:
1. Bệnh Viện 108
2. Bệnh viện quân y 175
3. Viện Y học cổ truyền Quân đội
4. Bệnh viện quân y 103
5. Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
Người tham gia BHYT khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương có mức hưởng BHYT khác nhau
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám và chữa bệnh tại bệnh viện thuộc tuyến trung ương sẽ khác nhau tùy thuộc vào đối tượng khám chữa bệnh cũng như trường hợp khám bệnh đúng tuyến hay trái tuyến.
STT |
Đối tượng |
Mức hưởng |
1 |
- Bộ đội, công an, cựu chiến binh, người từng có công với cách mạng - Trẻ em dưới 6 tuổi - Người thuộc hộ nghèo - Người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền chi trả khám, chữa bệnh trong 5 năm lớn hơn |
Hưởng 100% |
2 |
- Người đang hưởng lương hưu hay hưởng trợ cấp mất sức lao động - Người thuộc hộ cận nghèo |
Hưởng 95% |
3 |
Các đối tượng còn lại |
Hưởng 80% |
3.2 Khám chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện trung ương
Trong trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến thì mức hưởng sẽ được tính như sau:
- Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú khi khám chữa bệnh tại bệnh viện trung ương
- Một số trường hợp đặc biệt được hưởng mức trái tuyến bằng với đúng tuyến trong các trường hợp:
+ Dân tộc thiểu số hoặc người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn
+ Người sinh sống tại xã và huyện đảo
+ Các trường hợp cấp cứu
Trên đây là danh sách 39 bệnh viện tuyến trung ương trực thuộc bộ Y tế và bộ Quốc Phòng cho các bạn tham khảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.