Bảo hiểm thân thể học sinh là gì? Quyền lợi và mức đóng mới nhất
Bảo hiểm thân thể học sinh là loại bảo hiểm giúp chi trả chi phí y tế, hỗ trợ tài chính cho học sinh khi gặp rủi ro về tai nạn, bệnh tật trong quá trình học tập và tham gia hoạt động thể chất. Trong bài chia sẻ dưới đây, cùng eBHXH tìm hiểu về bảo hiểm thân thể học sinh là gì cùng các quyền lợi, mức đóng, thủ tục thanh toán khi tham gia loại bảo hiểm này nhé.
Có bắt buộc tham gia bảo hiểm thân thể học sinh không?
Bảo hiểm thân thể học sinh là loại bảo hiểm bảo vệ sức khỏe, thân thể và tính mạng của học sinh trước những rủi ro về bệnh tật hoặc tai nạn bất ngờ xảy ra. Đối tượng tham gia là các em học sinh ở độ tuổi từ mầm non đến sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên cả nước.
Bảo hiểm thân thể học sinh là loại bảo hiểm tự nguyện có thời gian linh hoạt từ 12 tháng trở lên, tùy theo gói bảo hiểm mà người tham gia lựa chọn.
Như vậy, học sinh có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia bảo hiểm thân thể học sinh tùy theo nhu cầu và khả năng của mình. Tuy nhiên, đây là loại bảo hiểm cần thiết và mang đến nhiều lợi ích cho học sinh. Do đó, khuyến khích phụ huynh tham gia bảo hiểm thân thể cho con nhỏ của mình khi đang còn đi học.
Mức hưởng khi tham gia bảo hiểm thân thể học sinh
Tùy thuộc vào chế độ mà người tham gia bảo hiểm lựa chọn, bảo hiểm thân thể sẽ mang lại các quyền lợi như chi trả chi phí điều trị, trợ cấp điều trị, bồi thường thương tật hoặc tử vong. Cụ thể:
(1) Chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
Trường hợp các học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm bị bệnh tật hoặc tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm dẫn đến thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc tử vong thì gia đình sẽ được nhận số tiền bằng mệnh giá của bảo hiểm.
Nếu trước đó bảo hiểm đã chi phí phí điều trị/bồi thường khác thì số tiền nhận được là tổng số tiền theo hợp đồng và trừ đi các khoản đã chi trả.
Đặc biệt, quyền lợi này vẫn được áp dụng trong trường hợp người bệnh đã điều trị một thời gian theo đúng hướng dẫn của cơ sở y tế nhưng vẫn tử vong (thời gian điều trị phụ thuộc vào điều khoản bảo hiểm quy định).
Lưu ý: Tổng số tiền chi trả cho một hợp đồng không vượt quá mệnh giá hợp đồng bảo hiểm thân thể đó.
(2) Chi trả chi phí điều trị: Trường hợp học sinh tham gia bảo hiểm thân thể bị thương tật hoặc gặp tai nạn ngoài ý muốn, bảo hiểm sẽ chi trả chi phí như cấp cứu, điều trị, thuốc men, phẫu thuật,... trong phạm vi quy định.
Ngoài ra, khi phải nằm viện, người tham gia sẽ được hỗ trợ phụ cấp điều trị theo ngày, tối đa không quá 60 - 180 ngày/năm.
(2) Bồi thường nếu xảy ra thương tật: Gồm cả thương tật tạm thời đang được điều trị và thương tật vĩnh viễn. Số tiền được bồi thường sẽ được tính theo tỷ lệ % của tổng mệnh giá bảo hiểm bằng tỷ lệ chi trả được thể hiện rõ trong hợp đồng đã ký kết.
Mức đóng khi tham gia bảo hiểm thân thể học sinh mới nhất
Mức đóng bảo hiểm thân thể là số tiền mà người tham gia sẽ phải trả cho công ty bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi cho bản thân theo hợp đồng.
Vậy, mức đóng bảo hiểm thân thể bao nhiêu tiền? Cùng xem ngay dưới đây.
Tùy theo loại hình bảo hiểm và nhu cầu của phụ huynh, học sinh, sinh viên mà học có thể lựa chọn gói bảo hiểm tham gia. Mức đóng chi phí bảo hiểm thân thể hiện nay được áp dụng theo công thức sau:
Mức đóng bảo hiểm thân thể = Giá trị bảo hiểm x Tỷ lệ phí
Trong đó, tỷ lệ phí bảo hiểm được tính theo phạm vi bảo hiểm A, B, C, D cụ thể như sau:
- Phạm vi A: Hợp đồng bảo hiểm đối với các trường hợp chết do bệnh tật hoặc tai nạn (tỷ lệ phí khoảng 0,2%);
- Phạm vi B: Hợp đồng bảo hiểm đối với trường hợp do tai nạn (tỷ lệ phí khoảng 0,15%);
- Phạm vi C: Hợp đồng bảo hiểm với trường hợp nằm viện do bệnh tật, tai nạn (tỷ lệ phí khoảng 0,3%);
- Phạm vi D: Hợp đồng bảo hiểm với trường hợp phẫu thuật do bệnh tật, tai nạn (tỷ lệ phí khoảng 0,1%).
Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm có giá trị 50 triệu đồng gồm các phạm vi của gói A, B, C, D thì mức đóng bảo hiểm thân thể học sinh như sau:
Mức đóng = 50 triệu đồng x (0,2% + 0,15% + 0,3% + 0,1%) = 375.000 đồng/tháng.
Hướng dẫn thủ tục thanh toán bảo hiểm thân thể học sinh
Các giấy tờ cần thiết để thanh toán bảo hiểm thân thể học sinh theo đúng quy định như sau:
- Trường hợp điều trị nội trú (bệnh nhân nằm viện):
+ Giấy ra viện
+ Giấy chứng nhận phẫu thuật (nếu có)
+ Kết quả chụp X-Quang (nếu có)
- Trường hợp điều trị ngoại trú (bệnh nhân không nằm viện)
+ Sổ khám bệnh trong đó ghi rõ mức độ thương tật
+ Kết quả chụp X-quang (nếu có trong trường hợp bệnh nhân bị gãy xương)
Lưu ý: Tất cả các giấy tờ đều phải có dấu đỏ của Cơ sở y tế thì mới đủ điều kiện để làm thanh toán.
Trên đây là toàn bộ thông tin tìm hiểu về bảo hiểm thân thể học sinh và quyền lợi, mức đóng khi tham gia. Bảo hiểm thân thể học sinh là loại bảo hiểm cần thiết giúp cha mẹ yên tâm hơn khi con em mình đang trong quá trình học tập. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có nắm rõ thông tin hữu ích khi tham gia bảo hiểm thân thể nhé.