Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Quy định về bậc lương, ngạch lương & cách tính lương theo bậc lương của cán bộ công chức nhà nước

Quy định về bậc lương, ngạch lương & cách tính lương theo bậc lương của cán bộ công chức nhà nước

Bậc lương là gì? Đã bao giờ bạn thắc mắc về bậc lương được sử dụng trong các thang bảng lương và cách tính lương theo bậc lương như thế nào chưa? Hiện nay, đối với cán bộ công chức nhà nước lương được tính dựa trên bậc lương và được điều chỉnh theo rất nhiều các cấp độ khác nhau phụ thuộc vào nhiều tiêu chí đánh giá như tính chất công việc, kết quả hoàn thành công việc...Vì vậy, EFY Việt Nam đưa ra bài viết này để giải đáp các thắc mắc cho bạn đọc những quy định về bậc lương, ngạch lương và tiêu chuẩn được nâng bậc lương, cách tính lương theo bậc lương của cán bộ công chức nhà nước.

Bậc lương công chức nhà nước

Bậc lương công chức nhà nước

1. Bậc lương là gì?

Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động. Mỗi một bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định.

Bậc lương được sử dụng trong các thang, bảng lương là yếu tố tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức tối đa ở trong mỗi ngạch lương.

Bậc lương được sắp xếp theo thứ tự tăng dần ở mỗi ngạch lương trong thang bảng lương, bậc lương càng cao tương ứng với mức hệ số càng cao.

2. Bậc lương trong ngạch lương

Trong mỗi nhóm ngạch lương sẽ có bậc lương khác nhau, Ngạch lương được xây dựng để phân biệt trình độ và vị trí việc làm của mỗi cá nhân trong một tổ chức, công ty.

Cùng một bậc lương nhưng người có ngạch lương cao hơn thường sẽ có hệ số lương cao hơn.

Bậc lương cán bộ công chức nhà nước

(Bảng bậc lương và mức lương cán bộ, công chức năm 2021)

Vui lòng tải Bảng lương cán bộ công chức năm 2021 TẠI ĐÂY

3. Khái niệm về ngạch lương và điều kiện nâng ngạch lương

a, Khái niệm về ngạch lương

Trong bảng lương có thể có một hoặc nhiều ngạch lương, ngạch lương thể hiện trình độ, vị trí làm việc khác nhau. Trong một ngạch có một mức lương chuẩn và một số bậc lương thâm niên.

Vì vậy việc nâng bậc lương trong ngạch chủ yếu căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc được giao và thâm niên giữ bậc, nhưng khi chuyển từ ngạch thấp lên ngạch cao hơn thì phải thi nâng ngạch.

b, Điều kiện nâng ngạch lương

Căn cứ theo điều 29 của nghị định số 124/2010/NĐ-CP của chính phủ và điều 29 của nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 quy định về công chức có nguyện vọng đăng ký dự thi nâng ngạch cần đáp ứng các điều kiến sau:

- Được đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền.

- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;

- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi.

- Công chức dự thi nâng ngạch phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ ngạch dưới liền kề với ngạch đăng ký dự thi tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

4. Cách tính lương theo bậc lương, hệ số lương của cán bộ công chức nhà nước

Bậc lowng cán bộ công chức nhà nước

Cách tính lương theo bậc lương cán bộ công chức nhà nước

Các bước tính mức lương theo bậc lương của cán bộ công chức nhà nước như sau:

 - Bước 1: Xác định bậc lương trong nhóm ngạch của mình.

- Bước 2: Xác định hệ số lương tương ứng với mỗi bậc lương.

- Bước 3: Áp dụng công thức tính mức lương như sau:

Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

- Hệ số lương hiện hưởng: được tính theo từng ngạch và từng cấp tương ứng

- Mức lương cơ sở: là mức lương tính theo tháng được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm được quy định. Mức lương cơ sở thay đổi qua các năm, cụ thể như sau:

Năm áp dụng Thời gian áp dụng Mức lương cơ sở
2013 - 2016 Từ 1/7/2013 1.150.000 đồng/tháng
2016 - 2017 Từ 1/5/2016 1.210.000 đồng/tháng
2017 - 2018 Từ 1/7/2017 đến 30/6/2018 1.300.000 đồng/tháng
2018 - 2019 Từ 1/7/2018 đến 30/6/2019 1.390.000 đồng/tháng
2019 - Nay Từ 1/7/2019 đến Nay 1.490.000 đồng/tháng 

(Bảng mức lương cơ sở qua các năm)

Ví dụ: Anh An đang hưởng hệ số lương 3.33 và mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 VND. Vậy mức lương anh An được hưởng sẽ là:

1.490.000 x 3.33 = 4.917.000 đồng/tháng.

Trên đây là những quy định về bậc lương, ngạch lương và tiêu chuẩn được nâng bậc lương - cách tính lương theo bậc lương của cán bộ công chức nhà nước mà EFY Việt Nam muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích để mọi người hiều hơn về bậc lương, ngạch lương, hệ số lương công chức nhà nước và cách tính.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

 

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Khái niệm về lương Gross, lương Net là gì? Cách tính lương Gross và lương Net như thế nào?

Nên chọn trả lương Net hay lương Gross có lợi hơn?

QUY ĐỊNH: Mức đóng Bảo hiểm xã hội năm 2022

HaTT

Tin tức liên quan
Đang tải...