Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

truong-hop-doanh-nghiep-bi-thu-hoi-giay-phep-hoat-dong-dich-vu-viec-lam

Các trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Các trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ làm việc được quy định tại Nghị định số 23/2021/NĐ-CP. Trong bài viết hôm nay, cùng EFY-eBHXH tìm hiểu về 08 trường hợp doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép.

1. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

truong-hop-doanh-nghiep-bi-thu-hoi-giay-phep-hoat-dong-dich-vu-viec-lam

08 Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép

Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 23/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm;

(2) Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án tuyên bố quyết định phá sản;

(3) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(4) Doanh nghiệp cho doanh nghiệp/tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;

(5) Doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ việc làm từ 03 lần trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng, kể từ ngày bị xử phạt lần đầu, hoặc cố tính không chấp hành quyết định xử phạt;

(6) Doanh nghiệp có các hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong giấy phép đã được cấp;

(7) Doanh nghiệp không đảm bảo một trong các điều kiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP, cụ thể:

- Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sỡ hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê lâu dài theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên

- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300 triệu đồng

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải đảm bảo: Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định; Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép; Và không thuộc một trong các trường hợp:

+ Bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù

+ Đang chấp hành các biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc

+ Người trốn khỏi nơi cư trú

+ Bị mất năng lực hoặc hạn chế hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

+ Bị Tòa án cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc liên quan đến dịch vụ việc làm

+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù, chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc

(8) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, công ty là người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp không được cấp giấy phép trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bị thu hồi nếu vi phạm các nội dung quy định tại (4), (5), (6), (7) và (8).

2. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cần xử lý như thế nào?

truong-hop-doanh-nghiep-bi-thu-hoi-giay-phep-hoat-dong-dich-vu-viec-lam

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép phải xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 23/2021/NĐ-CP về trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm khi bị thu hồi giấy phép như sau:

“Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc không gia hạn hoặc không cấp lại hoặc thu hồi giấy phép, doanh nghiệp có trách nhiệm:

- Thanh lý hợp đồng về dịch vụ việc làm đang thực hiện và thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

- Công khai nội dung việc chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm trên ít nhất 01 báo điện tử được cấp giấy phép hoạt động theo quy định trong 07 ngày liên tiếp.”

Như vậy, kể từ ngày doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép, trong vòng 15 ngày làm việc phải thanh lý toàn bộ các hợp đồng về dịch vụ việc làm và thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải công khai việc chấm dứt hoạt động động trên ít nhất 01 báo điện tử trong vòng 07 ngày liên tiếp.

3. Trình tự thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định

truong-hop-doanh-nghiep-bi-thu-hoi-giay-phep-hoat-dong-dich-vu-viec-lam

Trình tự thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp

Căn cứ theo khoản 3, 4 Điều 21 Nghị định 23, trình tự thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm được quy định như sau:

Trình tự thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đối với trường hợp (1), (2) và (3) (08 trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm)

Doanh nghiệp tiến hành gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép đến Sở Lao động Thương binh & Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm:

- 01 Văn bản đề nghị thu hồi giấy phép theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23;

- Giấy phép đã được cấp hoặc văn bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp (trường hợp làm mất giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm);

- Báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23.

Sở LĐTBXH tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép của công ty.

Trình tự thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đối với trường hợp (4), (5), (6), (7) và (8)

Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện hoặc theo yêu cầu của kiến nghị thanh, kiểm tra đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm thuộc các trường hợp tại (4), (5), (6), (7) và (8), Sở LĐTBXH nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thực hiện:

- Kiểm tra, thu thập các bằng chứng liên quan hoặc nghiên cứu hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến và trình cơ quan Nhà nước tiến hành thu hồi giấy phép;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có trách nhiệm nội lại giấy phép cho Sở LĐTBXH.

Trên đây là toàn bộ nội dung về các trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm và hướng dẫn khi bị thu hồi giấy phép hoạt động doanh nghiệp cần làm gì. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ đến hotline để được tư vấn chính xác nhất.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

 - Miền Bắc: Hotline:  19006142Tel/Zalo: Ms. Hằng0912 656 142Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline:  19006139- Tel/Zalo: Ms. Thơ / 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Làm hư hỏng tài sản công ty bị phạt thế nào? Quy định về bồi thường thiệt hại khi làm hư hỏng tài sản

Có mấy hình thức kỷ luật lao động? Xử lý kỷ luật lao động được quy định thế nào?


Hướng dẫn cách lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

ThuongNTH

Tin tức liên quan
Đang tải...