Trình độ văn hóa là gì? Ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch như thế nào?
Trình độ văn hóa là một phần thông tin được ghi trong sơ yếu lý lịch. Vậy phải ghi trình độ văn hóa thế nào cho đúng? Tham khảo bài viết dưới đây của eBHXH để có thêm thông tin nhé.
Trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch
Trình độ văn hóa là một khái niệm rộng, hiện chưa có định nghĩa chính xác nào cho trình độ văn hóa.
Về cơ bản, có thể hiểu trình độ văn hóa là được hiểu là trình độ giáo dục phổ thông được thể hiện thông qua sơ yếu lý lịch.
Theo nghĩa rộng thì trình độ văn hóa còn bao gồm cả sự phát triển về tinh thần và vật chất của cá nhân, tập thể hay cả xã hội.
Trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục tại Việt Nam hiện nay bao gồm:
+ Giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
+ Giáo dục đào tạo nghề sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.
+ Giáo dục đào tạo cấp đại học
+ Giáo dục đào tạo sau đại học.
Trình độ học vấn bao gồm trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn
Hướng dẫn ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch cho đúng
Trong sơ yếu lý lịch sẽ có một mục cần điền là trình độ văn hóa. Bạn cần kê khai một cách chính xác: đã hoàn thành đến lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông theo quy định tại điều 6 Luật giáo dục đào tạo năm 2019
Ví dụ 12/12 ( đối với đối tượng tốt nghiệp hệ 12/12). 10/10 ( đối với đối tượng tốt nghiệp hệ 10/10),
Đối với những người có trình độ đào tạo chuyên môn cao hơn thì kê khai là thạc sĩ, tiến sĩ, cử nhân, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp…
Trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch được hiểu là hoàn thành chương trình cấp bậc giáo dục phổ thông như 12/12, 10/10…
Trình độ chuyên môn là hoàn thành chương trình đào tạo theo chuyên ngành cụ thể như kế toán, cử nhân Luật, kỹ sư công nghệ thông tin…
Như vậy có thể hiểu trình độ chuyên môn là vận dụng những kiến thức chuyên môn đã được đào tạo để áp dụng trong môi trường làm việc. Còn trình độ văn hóa là sự tiến hóa và phát triển của trình độ nhận thức văn hóa.
Tuy nhiên, khi điền trong sơ yếu lý lịch vẫn còn rất nhiều sự nhầm lẫn khi điền thông tin giữa hai mục này.
Nơi cư trú: Có thể hiểu nơi cư trú là địa chỉ thường trú hay tạm trú đều đúng. Và bạn điền thông tin theo một trong hai cách này.
Nơi thường trú: Địa điểm thường trú cần đảm bảo các yếu tố: sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn, đã đăng ký hộ khẩu. Tránh điền nhầm với nơi ở tạm trú.
Nguyên quán: Có thể hiểu nguyên quán chính là quê quán của bố mẹ bạn hoặc là quê quán ghi trong giấy khai sinh. Nếu ghi quê hương vào mục này thì đó là một sai lầm.
Trên đây là hướng dẫn cách điền trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch. Cần tìm hiểu kỹ và điền chính xác các thông tin để tránh các rắc rối phát sinh sau này.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: