Chính thức: Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022
Sau một thời gian dài, lương tối thiểu vùng được giữ nguyên do ảnh hưởng của COVID-19 thì đã bắt đầu được điều chỉnh tăng trở lại. Điều này giúp cho người lao động được đảm bảo quyền lợi của mình trước những biến động của thị trường và giá cả leo thang.
Ngày 12/6/2022, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động. Nghị định này quy định tăng mức lương tối thiểu vùng theo tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động.
Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022
- NLĐ đang làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động:
+ Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp
+ Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng NLĐ làm việc cho mình theo thỏa thuận.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Tăng thêm 6% tiền lương tối thiểu vùng
Theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2022 mức tăng lương tối thiểu vùng cụ thể như sau:
Về mức lương tối thiểu tháng:
Mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:
- Vùng I: tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng -> 4.680.000 đồng/tháng.
- Vùng II: tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng -> 4.160.000 đồng/tháng.
- Vùng III: tăng 210.000 đồng, từ 3.430.000 đồng/tháng -> 3.640.000 đồng/tháng.
- Vùng IV: tăng 180.000 đồng, từ 3.070.000 đồng/tháng -> 3.250.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu theo tháng nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 -> 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Về mức lương tối thiểu giờ:
Mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:
- Vùng I: 22.500 đồng/giờ
- Vùng II: 20.000 đồng/giờ
- Vùng III: 17.500 đồng/giờ
- Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.
Đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo tuần/ ngày/ sản phẩm/ lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ.
Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động:
- Mức lương quy đổi theo tháng = (mức lương theo tuần x 52 tuần) / 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
- Mức lương quy đổi theo giờ = mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Lưu ý:
- Việc áp dụng địa bàn vùng để tính lương tối thiểu vùng được xác định theo địa điểm hoạt động của người sử dụng lao động.
- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để NSDLĐ thỏa thuận và trả lương đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của NLĐ làm việc đủ giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động/ công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để NSDLĐ thỏa thuận và trả lương đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của NLĐ làm việc trong 1 giờ và hoàn thành định mức lao động/ công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
3. Giữ nguyên +7% với LĐ đã qua đào tạo và các thỏa thuận có lợi hơn quy định trừ khi có thỏa thuận khác
Giữ nguyên +7% với LĐ đã qua đào tạo
Theo nội dung được nêu tại ý thứ 2 của Tiết b Điểm 1.1 Khoản 1, Văn bản 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 17/06/2022 của Bộ Lao động, TB&XH và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP nêu rõ:
“Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho NLĐ làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp 2 bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.
Như vậy, theo nội dung của văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP khuyến khích các đơn vị tiếp tục thực hiện các chế độ tiền lương hiện hành cho NLĐ nếu có lợi hơn cho NLĐ so với quy định về mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Trường hợp đơn vị có thay đổi về chế độ tiền lương, đặc biệt là thấp hơn chế độ tiền lương hiện tại đang thực hiện thì phải thực hiện thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
Trên đây là chi tiết về nội dung tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ 1/7/222. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với mọi người.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
HaTT_TT