Quỹ bảo hiểm xã hội là gì? Quy định về Quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng để quản lý chung các khoản đóng BHXH. Vậy, quỹ bảo hiểm xã hội là gì? Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội như thế nào? Cùng eBHXH tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Quỹ bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật BHXH 2014, bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước và được hình thành từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 5 Luật BHXH 2014 quy định quỹ bảo hiểm xã hội phải được quản lý tập trung, thống nhất, công khai và minh bạch. Quỹ BHXH đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần gồm:
- Quỹ ốm đau và thai sản;
- Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Quỹ hưu trí và tử tuất.
Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng để đảm bảo các quyền lợi của người lao động khi gặp rủi ro hoặc biến cố làm giảm/mất thu nhập từ lao động.
Lợi ích của việc đóng cho quỹ bảo hiểm xã hội:
Việc đóng góp cho quỹ BHXH mang lại nhiều lợi ích cho người lao động như:
- Được hưởng các chế độ BHXH khi gặp các biến cố hoặc rủi ro làm giảm/mất thu nhập;
- Được hưởng lương hưu hàng tháng khi đủ tuổi và đủ số năm đóng BHXH tối thiểu theo quy định hoặc rút BHXH 1 lần;
- Được khám chữa bệnh BHYT khi mất việc làm;
- Được hưởng các quyền lợi, chế độ BHXH khác theo quy định.
Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Điều 82 Luật BHXH 2014, có 05 nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội gồm:
Người sử dụng lao động là lực lượng đóng góp vào quỹ BHXH chiếm tỷ trọng tương đối lớn và được thực hiện theo quy định của Luật BHXH. Mức đóng góp được tính theo tỷ lệ % quỹ lương của doanh nghiệp chi cho người lao động.
Người sử dụng lao động tham gia đóng BHXH sẽ giảm bớt gánh nặng khi người lao động của mình không may gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau và đồng thời góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội.
Thông qua việc đóng góp một phần thu nhập vào quỹ BHXH, người lao động sẽ giảm đi gánh nặng khi xảy ra rủi ro và đảm bảo khi về già có nguồn thu nhập ổn định giúp ổn định, trang trải cuộc sống.
Người lao động có đóng góp thì mới được hưởng các chính sách về lương hưu, thai sản, tử tuất, tai nạn lao động,.. được hoạt động dựa trên nguồn quỹ bảo hiểm xã hội.
Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư của quỹ BHXH là một trong những mục quan trọng giúp gia tăng quỹ BHXH. Đầu tư quỹ từ vốn nhàn rỗi của quỹ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- An toàn tuyệt đối cho nguồn quỹ và có khả năng thanh khoản cao;
- Phải có lãi;
- Đáp ứng được nhu cầu thanh thường xuyên cho việc chi trả chế độ BHXH.
Nguồn hỗ trợ của Nhà nước vào quỹ bảo hiểm xã hội gồm các khoản đóng góp sau:
- Hỗ trợ cho các đối tượng được miễn đóng BHXH;
- Hỗ trợ cho các đối tượng được giảm đóng BHXH;
- Hỗ trợ cho đối tượng được hưởng chế độ BHXH theo quyết định của Nhà nước;
- Hỗ trợ cho việc quản lý và hoạt động của quỹ BHXH.
Mức hỗ trợ của Nhà nước được xác định dựa trên nhu cầu và khả năng của ngân sách Nhà nước.
Các nguồn thu khác của quỹ bảo hiểm xã hội như:
- Đóng góp, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước.
- Khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH.
- Khoản tiền phạt từ các đơn vị, cá nhân thực hiện sai luật BHXH.
Xác định mục đích sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội là một trong những vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng đúng mục đích thành lập quỹ và tránh việc thất thoát, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHXH.
Mục đích sử dụng quỹ BHXH được nêu tại Điều 82 Luật BHXH 2014 như sau:
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội nhằm mục đích gì?
Đây là khoản chi chiếm tỷ lệ cao nhất trong quỹ BHXH và được chi cho các khoản lương hưu, đóng BHYT, chi trả chế độ bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thai sản, thất nghiệp,...
Ngoài việc dùng vào việc chi trả chế độ bảo hiểm cho các đối tượng được hưởng theo quy định, quỹ bảo hiểm xã hội còn được sử dụng để chi trả chi phí quản lý BHXH.
Các chi phí quản lý bao gồm chi phí như:
- Chi phí tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về BHXH.
- Chi phí tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan BHXH các cấp.
- Chi phí cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng BHXH.
Quỹ BHXH là quỹ quan trọng trong hệ thống các nguồn quỹ tại Việt Nam. Quỹ BHXH được hình thành và sử dụng theo quy định nghiêm ngặt của Luật pháp.
Trên đây là toàn bộ thông tin tìm hiểu về quỹ bảo hiểm xã hội là gì. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về quỹ BHXH nhé.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: