Người tạm trú tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng nào? Mua bảo hiểm y tế ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều người đang sinh sống và làm việc các tỉnh, thành phố không phải nơi đăng ký thường trú. Do không không thuộc các đối tượng đóng BHYT theo tổ chức hay được nhà nước hỗ trợ nên nhiều người quan tâm đến việc người tạm trú thì mua BHYT ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014, các đối tượng tham gia BHYT bao gồm:
Người tạm trú tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng nào?
Nhóm 1: Nhóm đối tượng do NLĐ và sử dụng lao động đóng
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 3 tháng trở lên; người là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, viên chức, công chức;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã/ phường/ thị trấn.
Nhóm 2: Nhóm đối tượng do tổ chức BHXH đóng
- Người đang hưởng lương hưu, người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
- Người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bệnh cần chữa trị dài ngày…
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Cán bộ xã/phường/ thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng;
Nhóm 3: Nhóm đối tượng do ngân sách Nhà nước đóng
- Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, binh sỹ quân đội, công an; quân nhân; học viên cơ yếu;…
- Thân nhân của sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, binh sỹ quân đội, công an; quân nhân; học viên cơ yếu;…
- Cán bộ xã/ phường/ thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng…
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn; đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh
- Thân nhân của người có công với cách mạng (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ…)
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người;
- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
Nhóm 4: Nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
- Học sinh, sinh viên.
Nhóm 5: Nhóm đối tượng tham gia theo hộ gia đình.
Bên cạnh đó, theo nội dung tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu rõ đối tượng thuộc nhóm tham gia BHYT hộ gia đình:
- Người có tên trong sổ hổ khẩu, sổ tạm trú hoặc những người cùng đăng ký thường trú, tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp - Khoản 2 Điều 38 Luật Cư trú 2020 (trừ những người thuộc nhóm đối tượng do NLĐ và người sử dụng lao động cùng đóng, do tổ chức BHXH đóng, do ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng).
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành.
- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (trừ đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc mà không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng).
Theo quy định trên, thì những đối tượng đang sinh sống ở nơi khác nơi thường trú của mình nhưng có đăng ký tạm tại nơi ở hợp pháp đó mà chưa tham gia BHYT tại các nhóm đối tượng khác và nơi thường trú thì sẽ được đăng ký tham gia BHYT tại nơi mình tạm trú. Trên thực tế, hầu hết những đối tượng này đều thuộc những trường hợp là lao động tự do.
Như vậy, điều kiện để một cá nhân tạm trú có thể tham gia BHYT đó là:
- Có đăng ký tạm trú tại nơi mình đang ở;
- Chưa tham gia BHYT.
Người tạm trú mua bảo hiểm y tế (BHYT) ở đâu?
Theo nội dung tại Điểm d khoản 3 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH quy định về địa điểm mua BHYT hộ gia đình:
“Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.”
Như vậy, người tạm trú khi muốn mua BHYT hộ gia đình thì cần đến cơ quan BHXH địa phương nơi tạm trú hoặc đại lý thu là UBND xã/phường/thị trấn hoặc Trạm y tế xã, Bưu điện văn hóa xã nơi đăng ký tạm trú.
Mua BHYT tại nơi tạm trú cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Theo nội dung Công văn số 3170/BHXH-BT, thành phần hồ sơ của người tạm trú tham gia BHYT theo hộ gia đình bao gồm:
- Tờ khai tham gia BHYT (mẫu TK1-TS);
- Sổ tạm trú;
- CMND/ CCCD hoặc giấy tờ tùy thân khác có ảnh;
- Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong sổ tạm trú/ những người cùng đăng ký thường trú/ tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.
Mức đóng BHYT đối với người tạm trú
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT với nhóm hộ gia đình như sau:
Thành viên hộ gia đình |
Mức đóng |
Mức đóng (Tương ứng với mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng) |
Người thứ 1 |
4,5% mức lương cơ sở |
67.050 đồng/tháng |
Người thứ 2 |
70% người thứ 1 |
46.935 đồng/tháng |
Người thứ 3 |
60% người thứ 1 |
40.230 đồng/tháng |
Người thứ 4 |
50% người thứ 1 |
33.525 đồng/tháng |
Người thứ 5 trở đi |
40% người thứ 1 |
26.820 đồng/tháng |
Trên đây là những thông tin về việc người tạm trú mua bảo hiểm y tế (BHYT) ở đâu? Hy vọng bài viết sẽ giúp cho những ai đang tìm hiểu về hình thức đóng BHYT ở nơi tạm trú có thêm thông tin để tuận tiện cho việc tham gia BHYT.