[Giải đáp] Người lao động có 2 sổ bảo hiểm xã hội thì giải quyết như thế nào?
Người lao động làm việc cùng lúc tại nhiều đơn vị sẽ dễ gặp tình trạng có hơn 02 sổ BHXH cùng lúc. Vậy trong trường hợp bạn có 02 sổ bảo hiểm xã hội thì cần giải quyết như thế nào? Cùng eBHXH giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Tra cứu số sổ BHXH của người lao động
Để kiểm tra mình có bao nhiêu sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) bạn có thể thực hiện tra cứu mã số BHXH cũng chính là số sổ BHXH của mình. Để tra cứu sổ BHXH, bạn có thể thực hiện theo cách dưới đây:
(1) Truy cập vào trang baohiemxahoi.gov.vn BHXH Việt Nam và chọn tra cứu trực tuyến, sau đó chọn vào “Tra cứu mã số BHXH”
(2) Điền thông tin vào các ô: Tỉnh/TP, Họ tên, Ngày tháng năm sinh. Sau đó tích chọn vào “Tôi không phải là người máy” để xem kết quả. Hệ thống sẽ hiển thị kết quả về mã số BHXH của bạn ở cột đầu tiên.
Hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp đến cơ quan BHXH nơi bạn đang làm việc để yêu cầu tra cứu số sổ BHXH của mình. Bạn cần mang theo Căn cước để đối chiếu thông tin tại cơ quan BHXH.
Có được đóng 02 bảo hiểm xã hội không?
Theo quy định hiện hành, một người không được phép đóng BHXH ở 02 nơi cùng lúc. Nếu bạn đang có 02 sổ BHXH thì phải thực hiện thủ tục gộp sổ theo đúng quy định của cơ quan BHXH Việt Nam.
Có 02 sổ BHXH thì giải quyết thế nào?
Theo quy định của Luật BHXH, một người lao động chỉ được cấp và bảo quản 01 sổ BHXH duy nhất. Nếu có từ 02 sổ trở lên thì người lao động cần thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH. Có 02 trường hợp người lao động có thể có hơn 01 sổ BHXH như:
(1) Có 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng BHXH không trùng nhau. Trong trường hợp này, cơ quan BHXH sẽ thu hồi tất cả các sổ BHXH của người lao động để hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH vào cùng 01 sổ rồi cấp sổ mới cho NLĐ (theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH).
(2) Có 02 sổ BHXH mà thời gian đóng BHXH trùng nhau. Trong trường hợp này, cơ quan BHXH sẽ hoàn trả cho người lao động số tiền đã đóng thừa vào quỹ hưu trí, tử tuất, quỹ BHTN (gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người lao động) và không gồm tiền lãi.
Người lao động sẽ được giữ lại một sổ BHXH theo tiêu chí ưu tiên:
- Sổ BHXH có thời gian tham gia lâu hơn;
- Sổ BHXH có mức lương đóng cao hơn;
- Sổ BHXH đang hưởng các chế độ BHXH.
Hướng dẫn thủ tục gộp sổ BHXH khi có từ 02 sổ BHXH trở lên
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH, để thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH khi sở hữu từ 02 sổ BHXH trở lên thì người lao động cần chuẩn bị các hồ sơ dưới đây để nộp cho cơ quan BHXH:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH theo mẫu TK01-TS, yêu cầu ghi rõ “Xin gộp sổ bảo hiểm xã hội”;
- Tất cả sổ BHXH đã được cấp.
Chú ý, người lao động cần mang theo thẻ Căn cước để tiến hành đối chiếu thông tin. Hồ sơ sau đó sẽ được nộp lại cho người sử dụng lao động để tổng hợp và lập Bảng kê thông tin theo Mẫu D01-TS để nộp cho cơ quan BHXH quản lý để được giải quyết thủ tục.
Thời gian giải quyết thủ tục gộp sổ BHXH
Thời gian gộp sổ BHXH không được quá 10 ngày, kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động (theo khoản 2 Điều 29 Quyết định 5959/QĐ-BHXH). Trong trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH của người lao động ở các tỉnh khác nhau hay các đơn vị khác thì thời gian giải quyết không quá 45 ngày và phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp vấn đề “người lao động có từ 02 sổ bảo hiểm xã hội thì phải xử lý như thế nào?”. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc có thể nắm rõ thủ tục gộp sổ BHXH khi có từ 02 sổ BHXH.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: