Giải đáp thắc mắc: Không đi làm có đóng bảo hiểm xã hội được không?
Bảo hiểm xã hội mang đến rất nhiều lợi ích cho người tham gia. Chính vì vậy, ngay cả khi không đi làm có đóng bảo hiểm xã hội được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ bạn đọc. Để trả lời câu hỏi này, mời các bạn tìm hiểu bài viết dưới do EFY-eBHXH chia sẻ dưới đây.
Theo tìm hiểu tại khoản 3, điều 4 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 do Quốc hội ban hành, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Ngày nay, việc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ giúp đảm bảo các quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động do nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội bảo đảm nhiều lợi ích cho người lao động khi tham gia
Hiện nay bảo hiểm xã hội bao gồm hai loại là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cụ thể như sau:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Có nhiều người thắc mắc việc không đi làm có thể tham gia bảo hiểm xã hội không
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tại Khoản 1, Điều 2, quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; lực lượng quân đội...;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Cũng trong Điều 2 của Luật này, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được cho phép, có yêu cầu là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Về tính chất đúng như tên của từng loại hình, bảo hiểm xã hội bắt buộc yêu cầu người lao động và người sử dụng lao động thuộc nhóm các đối tượng mà luật quy định sẽ bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong khi, bảo hiểm xã hội tự nguyện, quy định về đối tượng được phép đơn giản hơn, bạn có thể tham khảo để lựa chọn gói bảo hiểm xã hội phù hợp cho mình.
Từ những thông tin này, để trả lời câu hỏi: Không đi làm có đóng bảo hiểm xã hội được không? thì một người không đi làm vẫn có thể tự đóng bảo hiểm cho bản thân. Đó là lựa chọn hình thức tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Với việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân.
Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng những lợi ích rất thiết thực
Có thể thấy bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người lao động. Tại khoản 2 Điều 4 Luật BHXH năm 2014 nêu rõ, bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
- Hưu trí;
- Tử tuất.
Về lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia có thể được hưởng năm quyền lợi chính, cụ thể như sau:
- Được hưởng lương hưu hằng tháng khi đến tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
- Được cấp bảo hiểm y tế miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu.
- Thân nhân được hưởng tiền mai táng phí và tiền tuất một lần khi người tham gia (đang hưởng lương hưu hoặc đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ năm năm trở lên) không may qua đời.
- Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với Quỹ bảo hiểm xã hội.
- Được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với thời gian hỗ trợ tối đa 10 năm.
Nếu không tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ mất đi rất nhiều lợi ích. Vậy nên, dù không không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, mọi người vẫn nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Với các chế độ này, người tham gia có thể đảm bảo cuộc sống cho mình khi không thể tiếp tục làm việc.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: không đi làm có đóng bảo hiểm xã hội được không? Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đọc đã có câu trả lời cho mình và lựa chọn tham gia hình thức bảo hiểm xã hội phù hợp.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms. Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
SenNTH