[Giải đáp] Người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không?
Một trong những quyền lợi của người tham gia BHXH là được hưởng chế độ tử tuất. Vậy, trong trường hợp người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không? Mức hưởng và cách tính tiền BHXH như thế nào? Cùng eBHXH tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không?
Theo quy định tại Điều 4 Luật BHXH 2014 về các quyền lợi mà người tham gia BHXH được hưởng. Trong đó, quyền lợi được hưởng chế độ tử tuất khi người tham gia BHXH chết/qua đời/mất theo quy định của pháp luật.
Khi người tham gia bảo hiểm xã hội chết, thân nhân của họ sẽ không được rút tiền BHXH 1 lần nhưng sẽ được hưởng các chế độ tử tuất theo quy định của pháp luật. Chế độ tử tuất thân nhân người mất được hưởng các khoản trợ cấp gồm trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần và chi phí mai táng.
Người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân được hưởng chế độ gì?
(1) Trợ cấp chi phí mai táng:
Người lao động đóng đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH và đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên hoặc BHXH tự nguyện tử đủ 60 tháng trở lên thì được nhận trợ cấp mai táng khi qua đời.
Thân nhân của người lao động qua đời sẽ được nhận trợ cấp mai táng với số tiền được tính bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người tham gia BHXH qua đời.
Vừa qua, mức lương cơ sở đang áp dụng theo quy định Nghị định 73/2024/NĐ-CP là 2.340.000 đồng. Như vậy, trợ cấp mai táng cho người hưởng tiền tuất năm 2024 là 23.4000.000 đồng.
(2) Trợ cấp tuất một lần
Theo quy định tại Điều 70 Luật BHXH 2014, người lao động tham gia BHXH dưới 15 năm và không thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì thân nhân sẽ được nhận trợ cấp tuất 1 lần. Mức trợ cấp tuất 1 lần này đối với thân nhân của người tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng.
Cụ thể, mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 sẽ được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; còn mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi sẽ được tính bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
(3) Trợ cấp tuất hàng tháng
Người tham gia BHXH thuộc một trong các đối tượng sau đây khi qua đời thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
- Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa nhận BHXH 1 lần
- Chết do TNLĐ hoặc BNN
Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng gồm:
- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh sau khi người bố qua đời mà người mẹ đang mang thai.
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi hoặc chồng dưới 60 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng của người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ.
Trợ cấp tuất hàng tháng phụ thuộc vào mức lương cơ sở (từ 01/07/2024 mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng) và số người thân đủ điều kiện hưởng. Theo đó, mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi người thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở tại tháng người tham gia BHXH qua đời. Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng tối đa là 04 người.
Hướng dẫn thủ tục nhận tiền tử tuất
Để thực hiện thủ tục nhận tiền tử tuất, thân nhân của người tham gia BHXH chết (mất) cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị hưởng chế độ tử tuất (theo mẫu của Bộ LĐTBXH).
- Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử của người tham gia BHXH hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Sổ BHXH của người tham gia
- Giấy chứng nhận quan hệ thân nhân với người tham gia BHXH (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận độc thân, giấy chứng nhận nuôi dưỡng...).
- Giấy chứng nhận khả năng lao động của thân nhân nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Giấy chứng nhận không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở của thân nhân nếu không phải là con của người tham gia BHXH.
Sau đó, thân nhân cần nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi người tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước khi chết, hoặc nơi thường trú của người tham gia bảo hiểm xã hội trước khi chết.
Thời hạn nộp hồ sơ: Trong vòng 12 tháng kể từ ngày người tham gia BHXH chế.
Nếu nộp hồ sơ quá thời hạn, bạn sẽ bị trừ số tiền tử tuất tương ứng với thời gian quá hạn.
Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không? Mọi thắc mắc cần giải đáp về chính sách, thủ tục và chế độ BHXH bạn đọc vui lòng liên hệ đến Tổng đài EFY Việt Nam để được hỗ trợ nhé.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: