Người lao động chết mà không có người thân thì ai hưởng chế độ tử tuất
Thông thường, khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) không may qua đời, thân nhân của người đó sẽ là là người được hưởng chế độ tử tuất. Tuy nhiên, nếu người lao động (NLĐ) chết mà không có người thân thì ai sẽ là người hưởng chế độ tử tuất?
Theo quy định tại Luật BHXH năm 2014, chế độ tử tuất bao gồm 2 khoản tiền lớn là trợ cấp mai táng phí và trợ cấp tuất 1 lần. Trong trường hợp người lao động mất mà không có/ không còn người thân thì 2 khoản tiền trợ cấp này sẽ được giải quyết như sau:
Người lao động chết không có người thân, ai được hưởng chế độ mai táng phí
Căn cứ theo nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật BHXH năm 2014 quy định rõ về đối tượng được trợ cấp mai táng khi người lao động chết. Theo đó, những đối tượng dưới đây khi chết thì người lo mai táng cho người chết sẽ được nhận 1 lần trợ cấp mai táng:
- Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên;
- Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Theo quy định nêu trên, nếu NLĐ chết mà không có/ không còn người thân thì người đứng ra lo mai táng cho người lao động bị chết đó sẽ được cơ quan BHXH thanh toán khoản trợ cấp mai táng.
Bên cạnh đó, căn cứ theo nội dung Khoản 2 Điều 66, Luật BHXH năm 2014 thì mức trợ cấp mai táng khi người lao động chết được tính như sau:
Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở
Lưu ý: Mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ để tính trợ cấp mai táng được xác định theo mức lương cơ sở tại tháng mà NLĐ đó chết.
Người lao động chết không có người thân, ai là người hưởng trợ cấp tuất một lần
Căn cứ theo quy định tại Điều 67 và Điều 69 Luật BHXH năm 2014, khi NLĐ chết thì sẽ căn cứ vào từng điều kiện cụ thể mà thân nhân của NLĐ chết đó có thể được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất 1 lần.
Trong trường hợp người lao động chết mà không có/ không còn người thân là con đẻ, con nuôi, vợ/chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ/cha chồng, mẹ vợ/mẹ chồng hoặc thành viên khác trong gia đình mà NLĐ đó đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc thì trợ cấp tuất sẽ được cơ quan BHXH giải quyết theo quy định tại Khoản 4 Điều 69 Luật BHXH năm 2014:
- Trường hợp người lao động chết mà không có/ không còn thân nhân thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định pháp luật về thừa kế.
Như vậy, nếu người lao động không có người thân mà không may qua đời thì cơ quan BHXH sẽ thanh toán trợ cấp tuất 1 lần cho những người thừa kế theo pháp luật của người lao động đó. Theo đó, số tiền trợ cấp tuất 1 lần sẽ được chia đều cho những người thừa kế của người lao động đã mất theo pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về người thừa kế theo pháp luật. Theo đó, người thừa kế của người lao động chết bao gồm:
- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
- Hàng thừa kế thứ 2: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
- Hàng thừa kế thứ 3: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Tuy nhiên, những người ở hàng thừa kế sau chỉ có thể được hưởng thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế trước.
Theo đó, nếu người lao động không có bố, mẹ; vợ, con mà đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng trực tiếp thì tiền trợ cấp tuất 1 lần khi người đó sẽ được thanh toán cho ông, bà nội; ông, bà ngoại; anh, chị, em ruột; cháu nội, cháu ngoại của NLĐ đã chết.
Nếu đến những người thân như trên người lao động mất cũng không có/ không còn thì số tiền trợ cấp tuất 1 lần sẽ được đem chia cho cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của NLĐ đã chết; cháu ruột gọi người lao động đã chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột gọi mà NLĐ đã chết là cụ nội, cụ ngoại.
Căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 70 Luật BHXH năm 2014, số tiền trợ cấp tuất 1 lần được tính theo công thức sau:
* Người lao động tham gia BHXH/ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chết:
Mức trợ cấp tuất 1 lần |
= |
1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH trước 2014 |
+ |
2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH từ 2014 |
* Người lao động đang hưởng lương hưu chết:
Mức trợ cấp tuất 1 lần |
= |
48 x Lương hưu |
- |
0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu - 2) x Lương hưu |
Trên đây là chi tiết giải đáp thắc mắc về việc người lao động chết không có người thân thì ai là người hưởng chế độ tử tuất. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc nắm được quy định về chế độ tử tuất đối với trường hợp người lao động chết không có người thân.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: