Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Nghỉ việc trong thời gian thử việc, người lao động có phải báo trước?

Nghỉ việc trong thời gian thử việc, người lao động có phải báo trước?

Trong thời gian thử việc, người lao động và người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận về việc thời gian làm việc, mức lương, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu như chưa hết thời gian thử việc mà người lao động muốn nghỉ việc thì có cần phải báo trước không? Trong bài viết dưới đây, bài viết sẽ thông tin đến bạn chi tiết về nghỉ việc trong thời gian thử việc. Các bạn cùng theo dõi nhé!

Nghỉ việc trong thời gian thử việc, người lao động có phải báo trước?

Nghỉ việc trong thời gian thử việc, người lao động có phải báo trước?

Mỗi vị trí công việc phải thử việc trong thời gian bao lâu?

Căn cứ theo nội dung tại Điều 25 Bộ luật Lao động quy định cụ thể về thời gian thử việc đối với từng vị trí công việc, chức danh:

Thời gian thử việc sẽ do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 1 lần đối với một công việc và bảo đảm không được vượt quá thời gian thử việc dối với từng vị trí, chức danh dưới đây:

- Đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp: Thời gian thử việc không quá 180 ngày

- Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: Thời gian thử việc không quá 60 ngày;

- Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: Thời gian thử việc không quá 30 ngày;

- Đối với công việc khác: Thời gian thử việc không quá 6 ngày làm việc.

Mỗi công việc chỉ phải thử việc 01 lần theo thời gian do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá thời gian tối đa được nêu trên.

Nghỉ việc trong thời gian thử việc, người lao động có phải báo trước?

Mỗi vị trí công việc phải thử việc trong thời gian bao lâu?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu người sử dụng lao động yêu cầu người lao động thử việc quá thời gian nói trên, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng đối với người SDLĐ có hành vi thử việc quá thời gian quy định. Cùng với đó, doanh nghiệp còn phải trả đủ 100% tiền lương cho những ngày thử việc vượt quá thời gian quy định.

Ngoài việc áp dụng thời gian thử việc tối đa, nếu NLĐ có trình độ chuyên môn tốt, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận thời gian thử việc ngắn hơn so với quy định của pháp luật.

Quy định về mức tiền lương trong thời gian thử việc

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao Động 2019, tiền lương trong thời gian thử việc của người lao động được quy định như sau:

“Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Như vậy, tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Trường hợp người lao động nghỉ việc trong thời gian thử việc, doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm chi trả tiền lương tương ứng với số ngày người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp.

Nghỉ việc trong thời gian thử việc, người lao động có phải báo trước?

Quy định về mức tiền lương trong thời gian thử việc

Nghỉ việc trong thời gian thử việc, người lao động có phải báo trước không?

Theo Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019 thì sau khi kết thúc thử việc mà người lao động được đánh giá là thử việc không đạt thì hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động có lồng nội dung thử việc đã ký sẽ bị chấm dứt. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều người lao động trong thời gian thử việc phát hiện ra bản thân không phù hợp với công việc, môi trường, văn hóa doanh nghiệp nên muốn xin nghỉ việc.

Về vấn đề này, tại Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động đã nêu rõ: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường cho người sử dụng lao động.

Như vậy, người lao động hoàn toàn có quyền tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc mà không cần báo trước và người lao động cũng không phải bồi thường nếu gây thiệt hại do việc tự ý chấm dứt thử việc gây ra cho doanh nghiệp.

Trên đây là chi tiết giải đáp về trường hợp nghỉ việc trong thời gian thử việc. Hy vọng bài viết có thể giải đáp được vướng mắc mà bạn đang gặp phải.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không?

Giải đáp thắc mắc: thời gian thử việc tối đa là bao lâu?

Quy định về mức lương thử việc và thời gian thử việc tối đa

HaTT_TT

Tin tức liên quan
Đang tải...