Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

Người lao động (NLĐ) cần phải lấy lại sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) ở công ty cũ sau khi nghỉ việc. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi cho NLĐ sau này khi tham gia BHXH tại công ty mới cũng như để giải quyết các chế độ khác sau khi nghỉ việc: làm thủ tục hưởng Bảo hiểm thất nghiệp, rút 1 lần...Nhằm giúp người lao động có thể dễ dàng trong việc lấy lại sổ BHXH, bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết các phương án dưới đây.

Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

1. Sổ bảo hiểm xã hội được dùng để làm gì?

Với mỗi cá nhân tham gia BHXH sẽ đều được cấp sổ BHXH. Theo quy định thì mỗi cá nhân sẽ chỉ có 1 mã sổ BHXH duy nhất tương ứng với 1 cuốn sổ BHXH (mã định danh) trong suốt quá trình tham gia BHXH của mình.

Sổ BHXH này sẽ được sử dụng để theo dõi quá trình đóng và hưởng các chế độ BHXH. Đây cũng là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Khi làm mất sổ BHXH người lao động cần phải thông báo cho cơ quan BHXH để được cấp lại sổ mới.

2. Tại sao NLĐ phải lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc?

Sổ BHXH là sổ dùng để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH. Đây cũng là một tài liệu quan trọng trong nhiều hồ sơ giấy tờ thủ tục hành chính. Do vậy, bạn cần lấy sổ BHXH khi nghỉ việc tại công ty cũ để đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình. Và thuận tiện cho việc tiếp tục tham gia BHXH sau khi đến công ty mới làm việc, giảm thiểu tối đa các rủi ro không đáng có phát sinh khi tham gia BHXH.

3. Sau khi nghỉ việc bao lâu thì được trả sổ bảo hiểm xã hội?

Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 thì:

“Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động".

Theo đó trong vòng 7 ngày hoặc chậm nhất là 30 ngày, công ty sẽ phải hoàn trả sổ BHXH cho NLĐ. Trường hợp công ty không trả đúng thời hạn, NLĐ có thể khởi kiện công ty ra tòa án huyện/ quận nơi công ty có trụ sở làm việc yêu cầu tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ.

Khi làm việc ở công ty khác mà chưa lấy được sổ bảo hiểm ở công ty cũ thì NLĐ vẫn tiếp tục đóng BHXH ở công ty mới, anh chỉ cần thông báo mã số sổ BHXH cho bên công ty mới để công ty kê khai bảo hiểm với cơ quan BHXH và nộp tiếp bảo hiểm cho NLĐ.

4. Hướng dẫn NLĐ cách lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 47, Bộ Luật lao động 2012: Người SDLĐ có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH cũng như những giấy tờ khác cho NLĐ khi NLĐ nghỉ việc.

Và căn cứ theo quy định tại Khoản 5, Điều 21, Luật bảo hiểm xã hội 2014: Đơn vị SDLĐ có trách nhiệm phải phối hợp với cơ quan BHXH tiến hành xác nhận thời gian đóng BHXH cho NLĐ.

Như vậy, tùy vào việc đơn vị SDLĐ còn hoạt động hay không mà NLĐ sẽ thực hiện các lấy sổ BHXH khi nghỉ việc. Cụ thể:

* Trường hợp đơn vị SDLĐ vẫn còn hoạt động

NLĐ lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc như sau:

Bước 1: Người lao động yêu cầu người SDLĐ chốt sổ BHXH

Trước khi nghỉ việc, NLĐ cần yêu cầu đơn vị SDLĐ hoàn thành các khoản đóng còn thiếu và chuẩn bị thủ tục chốt sổ BHXH. NLĐ nên báo cho đơn vị SDLĐ trước 1 tháng tính từ thời điểm NLĐ nghỉ việc.

Bước 2: Chờ đơn vị SDLĐ tiến hành chốt sổ BHXH

Khi NLĐ thôi việc thì trong vòng 7 ngày, đơn vị SDLĐ phải nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH (chậm nhất là 30 ngày). Đơn vị SDLĐ lưu ý các quy định trước khi báo giảm lao động và chốt sổ cho NLĐ như sau:

Nếu DN báo giảm và báo chốt sổ trễ hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của BHXH.

Nếu thực hiện đồng thời báo giảm và báo chốt cho NLĐ, đơn vị chỉ cần nộp 2 loại hồ sơ này 1 lần. Cơ quan BHXH sẽ giải quyết nếu hồ sơ hợp lệ và đã thanh toán tất cả tiền đóng BHXH cho NLĐ đó.

Bước 3: Nhận lại sổ BHXH tại đơn vị cũ

NLĐ đến đơn vị/ DN cũ để nhận sổ BHXH. Thời gian nhận sổ NLĐ và người SDLĐ có thể thỏa thuận trước. Khi được hẹn trả sổ BHXH, NLĐ nên đến lấy sổ đúng hẹn, không nên để lâu bởi sổ BHXH là giấy tờ, tài liệu quan trọng để NLĐ có thể tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị làm việc mới hoặc làm hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kịp thời...

* Trường hợp đơn vị SDLĐ không còn hoạt động và tuyên bố phá sản

Trường hợp đơn vị/ DN không hoạt động và tuyên bố phá sản và không chốt sổ BHXH cho NLĐ, để lấy được sổ BHXH người lao động cần thực hiện thủ tục:

- NLĐ chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ tùy thân chứng minh nhân thân (CMND/ CCCD, hộ chiếu...).

- NLĐ đến tại cơ quan BHXH nơi quản lý sổ BHXH đề nghị xác nhận thời gian đóng BHXH đến thời điểm DN bị đóng cửa.

Lưu ý:

- Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm người SDLĐ đã đóng BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Như vậy, khi DN phá sản và không thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH, NLĐ có thể liên hệ với cơ quan BHXH nơi quản lý sổ BHXH đề nghị xác nhận thời gian đóng BHXH đến thời điểm DN bị đóng cửa.

* Trường hợp không lấy được sổ BHXH ở công ty cũ (công ty cũ không trả)

Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

Công ty cũ không trả sổ BHXH

Sau khi NLĐ nghỉ việc nếu công ty không trả sổ BHXH cho NLĐ là hành vi vi phạm nghĩa vụ. Để lấy lại sổ BHXH, NLĐ cần thực hiện tuần tự các bước sau:

- Gửi đơn khiếu nại trực tiếp tới ban giám đốc của công ty.

Trong đơn khiếu nại, NLĐ cần yêu cầu phía công ty thực hiện đúng các nghĩa vụ được quy định tại bộ luật lao động 2019 về việc người SDLĐ có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH cũng như những giấy tờ khác cho NLĐ khi NLĐ nghỉ việc.

- Trường hợp công ty vẫn không trả sổ sau khi NLĐ đã gửi đơn khiếu nại, NLĐ có quyền gửi đơn tới Phòng LĐ-TB&XH thuộc UBND huyện yêu cầu giải quyết.

Sau khi nhận được đơn khiếu nại của NLĐ, phía UBND sẽ có trách nhiệm cử người điều tra, xác minh nhằm hòa giải, yêu cầu công ty trả lại sổ BHXH cho người lao động.

- Ngoài ra, NLĐ cũng có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi công ty đóng trụ sở về việc công ty cố tình  không trả lại sổ cho người lao động.

Tuy nhiên, đây chỉ là phương án giải quyết cuối cùng khi NLĐ đã thực hiện các phương án ở trên mà đông ty vẫn không trả sổ BHXH lại cho  NLĐ. Thêm vào đó vì thời gian giải quyết có thể sẽ không nhanh chóng và sẽ gây ảnh hưởng tới việc nhận BHTN (NLĐ nhận BHTN trong thời gian không quá 3 tháng sau khi nghỉ việc).

4. Người tham gia Bảo hiểm xã hội sẽ lấy sổ ở đâu sau khi nghỉ việc?

Người lao động nghỉ việc thì công ty nơi NLĐ làm việc sẽ phải có trách nhiệm chốt sổ và trả sổ BHXH cho NLĐ.

Trường hợp NLĐ nghỉ việc mà đơn vị/ doanh nghiệp NLĐ làm việc đã tuyên bố phá sản, không có nhân sự trả sổ BHXH thì NLĐ phải đến tại cơ quan BHXH quản lý hồ sơ doanh nghiệp đó để thực hiện các thủ tục chốt sổ và nhận lại sổ BHXH.

5. Nghỉ việc đã nhiều năm có lấy lại được sổ BHXH không, lấy ở đâu?

Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

Nghỉ việc đã nhiều năm có lấy lại được sổ BHXH không?

Người lao động đã nghỉ việc nhiều năm vẫn có thể lấy lại sổ BHXH. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng trường hợp:

* Trường hợp công ty cũ vẫn còn tồn tại

Người lao động quay lại công ty cũ yêu cầu họ chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho mình, bởi đây là trách nhiệm của họ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019

Nếu công ty cũ cố tình không thực hiện thực hiện, bạn có quyền khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Ngoài ra, theo điểm d khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp này người lao động còn có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự để đòi lại quyền lợi cho mình.

* Trường hợp công ty cũ đã chấm dứt hoạt động (giải thể, phá sản)

Trường hợp công ty cũ bị giải thể hoặc phá sản nhưng đã chốt sổ BHXH cho người lao động thì người này có thể làm thủ tục cấp lại sổ BHXH do bị mất để lấy lại sổ BHXH theo quy định tại Điều 27, Điều 29 và Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH tại Cơ quan BHXH nơi mà trước đó người lao động tham gia.

Trường hợp công ty cũ đã chấm dứt hoạt động mà chưa chốt sổ BHXH, NLĐ có thể liên hệ với cơ quan BHXH trước đây tham gia BHXH để yêu cầu xác nhận thời gian tham gia BHXH đến thời điểm công ty đã đóng đủ BHXH.

Trên đây là chi tiết hướng dẫn cách lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi người lao động nghỉ việc. Người lao động cần nắm vững các nội dung này để đảm bảo quyền lợi của mình.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Sổ bảo hiểm xã hội bị mất, người lao động phải làm thế nào?

Công ty cũ không trả sổ bảo hiểm – giải quyết thế nào?

Giải đáp thắc mắc: nghỉ 2 năm có lấy được sổ bảo hiểm không?

HaTT_TT

Tin tức liên quan
Đang tải...