Mức hưởng lương hưu đối với nam và nữ năm 2023: Mức hưởng cao nhất và thấp nhất
Mức hưởng lương hưu đối với nam và nữ năm 2023 là bao nhiêu? Hướng dẫn cách tính lương hưu khi đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của eBHXH để có thêm thông tin nhé.
Quy định về thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 thì điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội năm 2023 như sau:
(1) Đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc làm việc trong điều kiện lao động bình thường:
+ Thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm
+ Đủ tuổi nghỉ hưu: đối với lao động nam từ đủ 60 tuổi 9 tháng và lao động nữ từ đủ 56 tuổi năm 2023
(2) Đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện (Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019)
+ Đủ tuổi nghỉ hưu: lao động nam đủ 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ đủ 56 tuổi
+ Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
Nếu NLĐ đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được phép đóng thêm cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
(3) Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc đáp ứng điều kiện:
+ Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH
+ Đủ 56 tuổi.
Một số điều kiện lao động đặc biệt thì người lao động được nghỉ hưu trước tuổi (từ 5 đến 10 năm tùy từng trường hợp theo quy định tại điều 219 của bộ luật lao động 2019)
Mức hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội năm 2023: Mức cao nhất và thấp nhất
2.1 Mức hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc
Căn cứ theo quy định tại Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về mức hưởng lương hưu năm 2023 như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu:
+ Đối với lao động nữ: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%. Mức tối đa bằng 75%.
+ Đối với lao động nam: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH là 20 năm. Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. Mức tối đa bằng 75%.
- Tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%:
+ Đối với lao động nữ nghỉ hưu năm 2023 đóng đủ 30 năm BHXH trở lên.
+ Đối với lao động nam nghỉ hưu năm 2023 đóng đủ 35 năm BHXH trở lên.
Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động thì giảm 2% tỷ lệ hưởng lương hưu.
Nếu tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ từ đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%. Từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
- Mức bình quân tháng đóng BHXH đối với người tham gia BHXH bắt buộc sẽ phụ thuộc vào tiền đóng BHXH của NLĐ hàng tháng nhân với hệ số trượt giá.
Mức hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ theo quy định tại Điều 74, Luật Bảo hiểm xã hội 2015 thì mức hưởng lương hưu cho người lao động đóng BHXH tự nguyện được tính như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng:
+ Đối với lao động nữ: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%. Mức tối đa bằng 75%;
+ Đối với lao động nam: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH là 20 năm. Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. Mức tối đa bằng 75%.
- Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng trước đó. Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH được tính trên cơ sở hệ số trượt giá.
Mức hưởng lương hưu khi vừa tham gia BHXH tự nguyện vừa tham gia BHXH bắt buộc
Căn cứ theo quy định tại Điều 11, Nghị Định 115/2015/NĐ-CP và Điều 5, Nghị định 134/NĐ-CP
Mức lương hưu hằng tháng = tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH.
Trong đó:
(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu:
+ Đối với lao động nữ: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%. Mức tối đa bằng 75%.
+ Đối với lao động nam: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH là 20 năm. Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. Mức tối đa bằng 75%.
(2) Trường hợp NLĐ trước đó có thời gian đóng BHXH tự nguyện
Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH = [Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện + (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc * Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc) ] / Tổng số tháng đóng BHXH( bắt buộc + tự nguyện)
Trong đó:
Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là mức thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện được điều chỉnh.
(3) Trường hợp NLĐ trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc
Mức bqtl và thu nhập tháng đóng BHXH = [Mức bqtl tháng đóng BHXH bắt buộc * Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc + Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện] / Tổng số tháng đóng BHXH (bắt buộc + tự nguyện)
Trong đó:
+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 62, 63 của Luật Bảo hiểm xã hội.
+ Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4.
Trên đây là mức hưởng lương hưu đối với nam và nữ năm 2023. Như vậy chúng ta đã biết được mức hưởng thấp nhất và cao nhất khi tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
HopLTT