Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện Tăng, giảm, điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện Tăng, giảm, điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN

Điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp. Để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi, doanh nghiệp cần hiểu rõ các nguyên tắc và thủ tục khi thay đổi mức lương đóng BHXH. Cùng eBHXH tìm hiểu những lưu ý quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện Tăng, giảm, điều chỉnh mức lương đóng BHXH dưới đây.

Những lưu ý quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện Tăng, giảm, điều chỉnh mức lương đóng BHXH

1. Lưu ý khi báo Tăng lao động, điều chỉnh mức lương

1.1. Không ghi chức danh chung chung

Doanh nghiệp lưu ý, không ghi chức danh chung chung như Nhân viên, Công nhân, Lái xe,… mà phải ghi cụ thể chức vụ của Nhân viên là gì (ví dụ: Nhân viên kế toán, Nhân viên kinh doanh…), Công nhân gì (có thể kèm theo bộ phận vệ sinh nhà xưởng…); Lái xe phải theo loại xe như Lái xe con hoặc Lái xe dưới bao nhiêu chỗ, bao nhiên tấn… để xác định chức danh nặng nhọc, đọc hại theo quy định. Đây là quyền lợi của người lao động.

Trong trường hợp chức danh chưa đúng cần điều chỉnh lại bằng hồ sơ 600, chọn phương án CD – chỉ điều chỉnh chức danh, không thay đổi lương.

>>> Hướng dẫn điều chỉnh chức danh, mức đóng BHXH trên PM eBHXH

1.2. Ghi nơi làm việc theo phân công của đơn vị

Nơi làm việc phải ghi địa chỉ trụ sở hoặc địa bàn huyện, tỉnh nơi người lao động làm việc thực tế theo phân công của đơn vị. Đơn vị có thể chỉ cần ghi Xã phường, quận huyện, tỉnh/TP tránh dài dòng trên tờ rời số, nếu không phải là trụ sở thì chỉ cần ghi Quận huyện, tỉnh, thành phố để xác định Vùng làm việc.

Tuyệt đối không ghi Tên đơn vị tại phần địa chỉ nơi làm việc, tránh vừa trùng vừa thiếu thông tin. Đồng thời, ghi Mã vùng tương ứng với Nơi làm việc theo Vùng lương tối thiểu theo quy định (nay là NĐ số 74/2024/NĐ-CP). Việc này liên quan đến mức lương tối thiểu vùng và mức Trần BHTN của NLĐ theo vùng làm việc.

1.3. Nếu nơi làm việc chưa đúng khi điều chỉnh mức lương đóng BHXH

Trong trường hợp nơi làm việc chưa đúng cần điều chỉnh lại bằng hồ sơ 600, chọn phương án CD – chỉ điều chỉnh nơi làm việc, ghi chức danh đúng, không thay đổi lương.

- TM, TD, TC (tăng mới lao động): được xác định tại tháng bắt đầu đóng BHXH theo quy định

Điền đẩy đủ thông tin HĐLĐ trên mẫu D02-LT và Ghi chú đầy đủ thông tin HĐLĐ đó (Số HĐLĐ, ngày HĐLĐ, Loại và Hiệu lực của HĐLĐ…), thời điểm bắt đầu tham gia BHXH theo quy định (Loại và hiệu lực hợp đồng lao động: từ cột 20 đến 24, 27); Cung cấp hồ sơ nếu có TM truy thu theo hướng dẫn tại BHXH Hà Nội chấn chỉnh Quy trình nghiệp vụ Truy thu BHXH.

- ON (Lao động đi làm trở lại sau nghỉ ốm, KL): ghi chú lý do ON hoặc TS hoặc sau OF hoặc KL

Trường hợp người lao động bị bệnh dài ngày quá 2 tháng mà không đi làm trở lại thì phải làm thủ tục cấp thẻ ốm dài ngày. Tuyệt đối không được báo ON nếu không đi làm lại, không có chấm công đi làm.

Cung cấp hồ sơ nếu có ON truy thu hướng dẫn tại BHXH Hà Nội chấn chỉnh Quy trình nghiệp vụ Truy thu BHXH. Trường hợp đơn vị đã báo KL (có truy thu BHYT) nhưng trong tháng NLĐ lại cung cấp được đầy đủ chứng từ nghỉ ốm 14 ngày làm việc trở lên thì sẽ phải ON (kèm phương án TU - thoái thu BHYT đã bị truy thu nếu có) trước khi báo OF trở lại (ghi chú rõ lý do báo ON).

- DC (điều chỉnh mức lương, phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN): điều chỉnh mức đóng chung cho từng loại hoặc tất cả BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của lao động đóng full các quỹ.

Cần Ghi chú rõ căn cứ Điều chỉnh như số QĐ, ngày QĐ, Hiệu lực từ ngày...

- DL (điều chỉnh mức lương, phụ cấp đóng BHTNLĐ-BNN): điều chỉnh mức đóng của lao động có HĐLĐ thứ 2 tại đơn vị chỉ tham gia BHTNLĐ-BNN.

2. Xác định điều kiện NLĐ nghỉ thai sản, nghỉ ốm, nghỉ không lương, nghỉ việc và ghi chú rõ ràng khi lập D02-LT báo giảm

Trong trường hợp người lao động nghỉ thai sản (TS), nghỉ ốm (OF), nghỉ không lương (KL), nghỉ việc (GH), cần lưu ý:

Cột 25 dễ bị hiểu nhầm (Thời điểm đơn vị bắt đầu đóng BHXH) phải ghi Tháng bắt đầu báo giảm hoặc Để trống nếu giảm tháng hiện tại giống như cột 26, nếu không sẽ bị giảm toàn bộ quá trình.

Điều kiện xác định NLĐ nghỉ TS hoặc nghỉ ốm, nghỉ KL không đóng BHXH trong tháng được tính kể từ ngày Mùng 1 của tháng, trong tháng phải nghỉ từ 14 ngày công (ngày làm việc) trở lên.

>>> Hướng dẫn lập D02-LT báo giảm lao động

Báo giảm nghỉ TS, ốm OF, KL, GH:

- TS sinh con: NLĐ phải đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định, cần Ghi chú rõ Nghỉ sinh con, ngày nghỉ sinh con từ ngày nào theo đơn xin nghỉ TS (sớm không quá 2 tháng trước khi sinh con) hoặc ngày sinh con (theo Giấy chứng sinh, GKS), sinh đôi hoặc sinh ba nếu sinh nhiều hơn 1 con.

- TS Sảy thai: ghi chú rõ Sảy thai, Tổng số Ngày nghỉ sảy thai theo quy định trong tháng (kể từ mùng 1), ngày nghỉ sảy thai từ ngày nào (từ mùng 1 nếu bắt đầu nghỉ từ tháng trước) đến ngày nào... Sau khi báo sảy thai thì nên báo luôn hoặc ghi nhớ để ON sau TS (sảy thai) để tránh quên sẽ phải thủ tục truy thu 1, 2 tháng theo quy định mới.

- OF, KL (kể từ ngày mùng 1 của tháng): ghi chú rõ Nghỉ không lương ... ngày làm việc trong tháng: từ ngày.... đến ngày... ; từ ngày.... đến ngày... ; từ ngày.... đến ngày... ; Nghỉ ốm ... ngày làm việc trong tháng: từ ngày.... đến ngày... ; từ ngày.... đến ngày... ; từ ngày.... đến ngày... ; Có cả OF và KL trong tháng thì ghi chú cả 2 nội dung trong đó ghi nội dung ngày KL trước, ngày OF sau; => Cán bộ thu sẽ căn cứ thông tin ghi chú để Nhập thêm thông tin Ngày nghỉ KL để những ngày nghỉ ốm trong tháng báo KL được thanh toán chế độ.

Lưu ý:

Trong trường hợp NLĐ bị ốm do mắc bệnh dài ngày tại Danh mục bệnh dài ngày theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 thì phải hướng dẫn người lao động chuẩn bị thủ tục để đề nghị Cấp thẻ ốm dài ngày tại Hà Nội và từng tỉnh hướng dẫn cụ thể.

- GH, GL (chỉ tham gia BHTNLĐ-BNN): ghi chú rõ số Quyết định chấm dứt HĐLĐ, ngày HĐLĐ, Hiệu lực từ ngày...; Lưu ý: nếu trong tháng GH chưa đủ ngày để báo GH theo QĐ CDHĐLĐ mà có cả KL thì phải ghi cả Nghỉ KL từ ngày nào... để đủ điều kiện báo giảm.

- GH, KL sau TS: phải thực hiện báo ON trước khi KL và ghi chú rõ lý do như hướng dẫn trên; Trường hợp không báo ON trước thì có thể cơ quan BHXH sẽ tự báo ON trước khi làm phát sinh hoặc phần mềm tự nhận diện (sau khi được nâng cấp).

Đặc biệt lưu ý thời điểm lập hồ sơ báo GH, KL đúng quy định và kịp thời để không bị truy thu BHYT như hướng dẫn tại Công văn 3881/BHXH-ST, Nếu GH chậm (kể cả sau TS,OF thẻ BHYT vẫn đang có giá trị) đều bị truy thu BHYT tháng báo giảm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về những lưu ý quan trọng khi thực hiện Tăng, giảm, điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN. Mọi thắc mắc cần giải đáp, quý đơn vị vui lòng liên hệ qua Tổng đài 19006142 để được hỗ trợ nhé.

 

Để được hỗ trợ tư vấn phần mềm Bảo hiểm xã hội điện tử eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

  ✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142  Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hướng dẫn lập TK3-TS Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT theo Quyết định 490/QĐ-BHXH

Mẫu công văn giải trình chênh lệch BHXH: Hướng dẫn lập

Hướng dẫn lập mẫu số 05A-HSB Đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động 

ThuongNTH

Tin tức liên quan
Đang tải...