Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Công thức tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới trước và sau 01/07/2023

Công thức tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới trước và sau 01/07/2023

Cách tính thu nhập theo lương, phụ cấp là một trong những vấn đề mà rất nhiều giáo viên thắc mắc. Đặc biệt, lương giáo viên tiểu học đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.  Để giải đáp vấn đề này, EFY Việt Nam sẽ hướng dẫn giáo viên công thức tính lương theo quy định mới nhất của pháp luật.

Cách tính lương giáo viên tiểu học

Hiện nay, lương giáo viên tiểu học được tính theo công thức:

 

1. Mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở dùng để tính lương giáo viên trong năm 2023 sẽ được chia theo hai giai đoạn:

- Từ nay đến hết 30/6/2023: Mức lương cơ sở áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

- Từ 01/7/2023 trở đi: Mức lương cơ sở áp dụng là 1,8 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết 69/2022/QH15).

2. Hệ số lương giáo viên tiểu học

Gần đây, Bộ giáo dục và Đào tạo vừa ban hành 04 Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy tại các trường công lập.

Theo đó, từ ngày 20/3/2021, khi 04 Thông tư của Bộ giáo dục đào tạo có hiệu lực, giáo viên sẽ được áp dụng hệ số lương như sau:

- Giáo viên tiểu học hạng III có hệ số lương bằng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 - 4,98;

- Giáo viên tiểu học hạng II có hệ số lương bằng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 - 6,38;

- Giáo viên tiểu học hạng I có hệ số lương bằng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 - 6,78.

Công thức tính lương giáo viên

3. Các loại phụ cấp được hưởng

Khi tìm hiểu lương giáo viên tiểu học, chắc chắn không thể bỏ qua cách tính các khoản phụ cấp. Theo quy định hiện hành, giáo viên tiểu học có thể được hưởng các loại phụ cấp sau:

Phụ cấp ưu đãi theo nghề dành riêng cho giáo viên

Đây là mức phụ cấp được dành riêng cho nghề giáo. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì mức ưu đãi được hưởng theo nghề của các đối tượng trên được tính theo công thức:

 

Phụ cấp ưu đãi sẽ được tính theo tỷ lệ 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45, 50%. Trong đó, tỷ lệ áp dụng sẽ được căn cứ vào từng vị trí làm việc, nơi công tác (căn cứ Quyết định 244/2005/QĐ-TTG).

Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân

Nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục công lập được hưởng phụ cấp đặc thù được quy định tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP .

Phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật

Theo quy định tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP, trong lương giáo viên tiểu học sẽ có phụ cấp cho các thầy/cô giáo là người khuyết tật. Trong đó, giáo viên là người khuyết tật sẽ được hưởng 02 loại phụ cấp. Đó :

- Phụ cấp trách nhiệm công việc

- Phụ cấp ưu đãi công việc.

Đặc biệt, giáo viên dạy lớp dành riêng cho người khuyết tật và giáo viên dạy trong lớp hòa nhập cộng đồng sẽ có cách tính riêng với 02 loại phụ cấp trên.

Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

Phụ cấp công tác được áp dụng với các giáo viên giảng dạy, công tác ở huyện đảo như Trường Sa, Hoàng Sa, tại các nhà giàn như DK1, các xã có điều kiện đặc biệt khó khăn như: ở vùng đồng bào dân tộc, niềm núi, ven biển, hải đảo… Theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP của Chính Phủ, các đối tượng này sẽ được hưởng một số phụ cấp khác như: Phụ cấp thu hút, công tác lâu năm, trợ cp chuyển vùng, một lần, thanh toán tiền tàu xe…

Phụ cấp thâm niên (được hưởng đến 01/7/2022)

Giáo viên tiểu học sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 3 Nghị định 54/2011/NĐ-CP như sau:

Khi giảng dạy đủ 05 năm (hoặc tối thiểu 60 tháng) sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên tương ứng với 5% mức lương đang hưởng. Mức lương này bao gồm cả phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 6 trở đi, cứ mỗi năm sẽ được tăng thêm 1% phụ cấp thâm niên.

Tuy nhiên, theo Công văn 8982 ngày 27/7/2020, mức phụ cấp sẽ chỉ áp dụng đến hết ngày 01/7/2022, sau khoảng thời gian này, sẽ không còn phụ cấp thâm niên khi tính lương giá viên tiểu học nữa.


 Tùy từng khu vực mà mức phụ cấp sẽ khác nhau

4. Mức đóng các loại bảo hiểm

Căn cứ các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014Luật Việc làm 2013Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức đóng bảo hiểm của giáo viên sẽ được tính như sau:

- Hưu trí - tử tuất: 8%;

- Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;

- Bảo hiểm y tế: 1,5%

Trong đó, theo khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội, khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế, khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm thì: Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN của giáo viên là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Trên đây là cách tính lương giáo viên tiểu học và các khoản phụ cấp. Cách tính lương của giáo viên sẽ có điểm khác biệt so với cách tính lương của công chức, viên chức thông thường. Hãy lưu ý các quy định của pháp luật để có thể tự tính lương của mình nhé.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hệ số lương là gì? Những thông tin cần biết về hệ số lương (Cập nhật 2021)

Hướng dẫn cách lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

[Cập nhật] Chi tiết mức lương tối thiểu vùng 2021 theo quy định hiện hành

AnhNT

Tin tức liên quan
Đang tải...