Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

[Giải đáp] Có tăng mức tiền đóng BHXH khi tăng lương tối thiểu vùng không?

[Giải đáp] Có tăng mức tiền đóng BHXH khi tăng lương tối thiểu vùng không?

Theo Nghị định số 74/2024/NĐ-CP đã quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/07/2024. Vậy, người lao động có phải tăng mức tiền đóng BHXH khi tăng lương tối thiểu vùng không? Cùng eBHXH giải đáp thắc mắc này dưới đây nhé.

1. Có tăng mức tiền đóng BHXH khi tăng lương tối thiểu vùng không?

Có tăng mức tiền đóng BHXH khi tăng lương tối thiểu vùng không?

Có tăng mức tiền đóng BHXH khi tăng lương tối thiểu vùng không?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1

4.960.000

23.800

Vùng 2

4.410.000

21.200

Vùng 3

3.860.000

18.600

Vùng 4

3.450.000

16.600

Mức lương tối thiểu vùng mới theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP đã tăng lên hơn 6% so với mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Theo đó, người lao động đang hưởng mức lương tối thiểu vùng thấp hơn mức lương mới sẽ được điều chỉnh tăng lên.

Tuy nhiên, mức tiền đóng BHXH bắt buộc của người lao động sẽ phụ thuộc vào mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Do vậy, người lao động được tăng lương tối thiểu vùng dẫn đến tăng tiền lương hàng tháng đóng BHXH thì mức tiền đóng BHXH cũng sẽ tăng theo.

2. Tiền đóng BHXH của người lao động được quy định như thế nào?

Tiền đóng BHXH của người lao động được quy định như thế nào?

Tiền đóng BHXH của người lao động được quy định như thế nào?

Theo Điều 2 Luật BHXH 2014, người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật;

- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương đối với quân nhân;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

- Người làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020;

- Người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Theo Điều 85, 86 Luật BHXH 2014, Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017, Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP về mức đóng BHXH đối với người lao động như sau:

Đồng thời, theo Điều 89 Luật BHXH 2014 và Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017, mức tiền đóng BHXH bắt buộc của người lao động được xác định bằng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhân với tỷ lệ % đóng BHXH:

Mức tiền đóng BHXH bắt buộc hàng tháng = Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc x Tỷ lệ % mức đóng BHXH bắt buộc

Trong đó:

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật.

3. Các hành vi nghiêm cấm khi tham gia BHXH bắt buộc

Các hành vi nghiêm cấm khi tham gia BHXH bắt buộc

Các hành vi nghiêm cấm khi tham gia BHXH bắt buộc

Theo Điều 17 Luật BHXH 2014, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia BHXH bắt buộc gồm:

- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn có tăng mức tiền đóng BHXH khi tăng lương tối thiểu vùng không. Hy vọng với những nội dung hữu ích ở trên sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các quyền lợi của mình khi tham gia BHXH bắt buộc nhé.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142  Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Có phải tăng 7% đào tạo theo mức lương tối thiểu vùng mới theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?

Đơn vị phải điều chỉnh mức lương đóng BHXH từ 01/07/2024 theo Nghị định 73, 74 như thế nào?


Các loại lương, trợ cấp BHXH đồng loạt tăng từ 01/07/2024

ThuongNTH

Tin tức liên quan
Đang tải...