Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Có phải tăng 7% đào tạo theo mức lương tối thiểu vùng mới theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP

Có phải tăng 7% đào tạo theo mức lương tối thiểu vùng mới theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP

Từ 01/07/2024, mức lương tối thiểu vùng đã áp dụng theo quy định mới tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Trong đó, vấn đề được nhiều đơn vị quan tâm nhất là doanh nghiệp có phải tăng 7% đào tạo theo mức lương tối thiểu vùng mới không? Hãy cùng eBHXH giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây nhé.

1. Có phải tăng 7% đào tạo theo mức lương tối thiểu vùng mới không?

Có phải tăng 7% đào tạo theo mức lương tối thiểu vùng mới không?

Có phải tăng 7% đào tạo theo mức lương tối thiểu vùng mới không?

Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về việc trả lương cho người lao động có trình độ cao, làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi phải qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện (trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác).

Đặc biệt, tại Nghị định 74 cũng nêu rõ, các doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khác của người lao động như làm thêm giờ, làm ban đêm, bồi dưỡng bằng hiện vật,... 

Có thể hiểu, nếu trước đó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế, quy định,... của đơn vị có nêu rõ người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận về việc thực hiện chế độ tiền lương cao hơn ít nhất 7% thì tiếp tục thực hiện (trừ trường hợp có thoả thuận khác).

Như vậy, việc cộng thêm 7% đào tạo cho người lao động hay không phụ thuộc vào quyền quyết định của doanh nghiệp. Khi đó:

- Khuyến khích các đơn vị giữ nguyên các chế độ tiền lương,... kể cả 7% đào tạo cho người lao động nếu có lợi hơn cho người lao động so với quy định;

- Nếu đơn vị không thực hiện cộng 7% đào tạo vào lương tối thiểu vùng mới (bản thân lương tối thiểu vùng cũ + 7% đang cao hơn lương tối thiểu vùng mới) thì:

+ Tiến hành rà soát các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy định của doanh nghiệp,.. nếu có 7% đào tạo hay 5% nặng nhọc độc hại (NNĐH) để điều chỉnh cho phù hợp. 

+ Thực hiện thỏa thuận lại bằng Phụ lục hợp đồng lao động, điều chỉnh thỏa ước lao động tập thể, quy chế, quy định của đơn vị theo nội dung mới.

+ Trường hợp lao động làm việc nặng nhọc độc hại không được tính cao hơn 5% nhưng vẫn phải đảm bảo phụ cấp đối với công việc NNĐH theo quy định của pháp luật lao động.

Tóm lại theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì trường hợp người lao động đã ký hợp đồng trước ngày 01/07/2024 mà có nội dung thỏa thuận về việc trả lương cao hơn ít nhất 7% thì người lao động vẫn tiếp tục được hưởng quyền lợi từ thỏa thuận này (trừ trường hợp 02 bên có thỏa thuận khác).

Với các hợp đồng lao động ký từ ngày 01/07/2024 trở đi, không bắt buộc phải thỏa thuận nội dung về việc ký cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng cho người có trình độ cao hơn nhưng vẫn phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

2. Bỏ quy định về tiền lương đóng BHXH với người lao động qua đào tạo

Bỏ quy định về tiền lương đóng BHXH với người lao động qua đào tạo

Bỏ quy định về tiền lương đóng BHXH với người lao động qua đào tạo

Theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2022 không còn quy định về việc áp dụng cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng dành cho người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề như tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP (đã hết hiệu lực).

Để đồng bộ và phù hợp với quy định này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định 948/QĐ-BHXH bãi bỏ quy định:

“2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

a. Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua học nghề, đào tạo (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng:

…”

Như vậy, khi bỏ quy định này đã đồng bộ quy định về tiền lương đóng BHXH bắt buộc của người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề tại Quyết định 595/QĐ-BHXH và Nghị định 38/2022/NĐ-CP (tại thời điểm đó) và Nghị định 74/2024/NĐ-CP (tại thời điểm từ ngày 01/7/2024 trở đi).

Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc “Có phải tăng 7% đào tạo theo mức lương tối thiểu vùng mới theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP”. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề về 7% đào tạo đang được quan tâm nhất hiện nay nhé.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142  Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

10 khoản trợ cấp BHXH tăng từ 01/7/2024 theo mức lương cơ sở mới

Mức đóng bảo hiểm xã hội cao nhất 2024


Các loại lương, trợ cấp BHXH đồng loạt tăng từ 01/07/2024

ThuongNTH

Tin tức liên quan
Đang tải...