Chính sách mới về lao động, tiền lương năm 2023
Từ tháng 01/07/2023, nhiều Thông tư liên quan đến chính sách mới về lao động, tiền lương chính thức có hiệu lực. Nhằm giúp người lao động nắm bắt được các quy định mới này. Bảo hiểm xã hội EFY Sẽ thông tin chi tiết đến các bạn những nội dung quy định mới này.
Chính sách mới về lao động, tiền lương
Theo quy định tại Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động (NLĐ) bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) có hiệu lực từ ngày 1/3/2022.
Theo đó, tiền lương sẽ được làm căn cứ thực hiện bồi thường TNLĐ-BNN, trợ cấp tai nạn lao động và tiền lương cũng sẽ làm căn cứ trả cho NLĐ bị TNLĐ-BNN phải nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động
Mức tiền lương làm căn cứ được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra TNLĐ hoặc trước khi được xác định BNN.
Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương được tính làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp cho NLĐ là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra TNLĐ hoặc thời điểm xác định bị BNN.
Chi trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp căn cứ vào tiền lương
Mức tiền lương tháng nêu trên được xác định theo từng đối tượng:
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân: Mức tiền lương tháng bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tiền lương (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung).
- Đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ: Mức tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong HĐLĐ.
- Đối với NLĐ đang trong thời gian thử việc: Mức lương tháng là tiền lương thử việc do 2 bên thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Lao động áp dụng.
- Đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự: Mức lương tháng là tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho người SDLĐ có mức lương học nghề, tập nghề: Mức tiền lương tháng là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận.
Trong trường hợp không có mức lương học nghề, tập nghề: Mức tiền lương làm căn cứ bồi thường, trợ cấp TNLĐ-BNN là mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố tại địa điểm người học nghề, tập nghề làm việc.
Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/3/2022 hướng dẫn cách tính tần suất tai nạn lao động để được giảm mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Theo đó, tại Điều 8 Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tính tần suất TNLĐ làm căn cứ để được áp dụng mức đóng BHXH thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo công thức:
Ki = (Ni*1000)/Pi
Trong đó:
- Ki là tần suất TNLĐ của năm i;
- Ni là số lượt người bị tai nạn lao động và số người chết vì tai nạn lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN tính từ ngày 01/01 – 31/12 trong năm thứ i;
- Pi là số NLĐ tham gia BHXH bắt buộc tính từ ngày 01/01 - 31/12 trong năm thứ i.
Tần suất TNLĐ trung bình của 3 năm liền kề trước năm đề xuất được tính như sau:
Ktb = (K1 + K2 + K3)/3
Trong đó:
- Ktb là tần suất TNLĐ trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất;
- K1 là tần suất TNLĐ của năm liền kề trước năm đề xuất (năm thứ 1;
- K2 là tần suất TNLĐ của năm liền kề trước năm thứ 1 (năm thứ 2);
- K3 là tần suất TNLĐ của năm liền kề trước năm thứ 2 (năm thứ 3).
Bên cạnh đó, theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp được đề xuất áp dụng mức đóng BHXH thấp hơn mức đóng bình thường vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN (chỉ phải đóng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thay vì 0,5%) khi đáp ứng các điều kiện theo quy định, trong đó có điều kiện về tần suất về TNLĐ của năm liền kề trước năm đề xuất.
Từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng (hiện hành đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng)
Điều chỉnh tăng 12.5 % lương hưu, trợ cấp BHXH
Đây là nội dung tại Nghị quyết 69/2022/QH15 có hiệu lực từ 01/07/2023 về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng. Theo đó, mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng tăng 12,5% cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp.
Tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Thông tư 2/2022/TT-BNV về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01/01/2022 đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc theo Quyết định 130-CP ngày 20/06/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
Tăng mức trợ cấp hàng tháng với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc
Cụ thể, mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ ngày 01/01/2022 (đã làm tròn số) đối với cán bộ cấp xã già yếu đã nghỉ việc được điều chỉnh như sau:
- Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã: 2.473.000 đồng/tháng;
(Trước đây, theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 09/2019/TT-BNV mức hưởng là 2.116.000 đồng/tháng).
- Đối với cán bộ nguyên là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký UBND, Thư ký HĐND xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 2.400.000 đồng/tháng. (Trước đây, mức hưởng là 2.048.000 đồng/tháng).
- Đối với các chức danh còn lại: 2.237.000 đồng/tháng (Trước đây, mức hưởng là 1.896.000 đồng/tháng).
Thông tư 2/2022/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/3/2022 và thay thế Thông tư 09/2019/TT-BNV. Chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01/01/2022.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms. Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
HaTT_TT